Bạn nghe nhiều về công việc “chăm sóc khách hàng” và cảm thấy hứng thú với công việc này, nhưng lại chưa có nhiều kinh nghiệm. Sau đây, hãy cùng CareerViet tìm hiểu việc làm nhân viên chăm sóc khách hàng là gì và những thông tin cụ thể của công việc này nhé!
Bạn nghe nhiều về công việc “chăm sóc khách hàng” và cảm thấy hứng thú với công việc này, nhưng lại chưa có nhiều kinh nghiệm. Sau đây, hãy cùng CareerViet tìm hiểu việc làm nhân viên chăm sóc khách hàng là gì và những thông tin cụ thể của công việc này nhé!
Nhân viên chăm sóc khách hàng là công việc không đòi hỏi quá cao về bằng cấp nhưng cũng có một số yêu cầu nhất định. Chính vì thế, hiểu về khái niệm nhân viên chăm sóc khách hàng là gì thôi thì chưa đủ. Bạn cần chuẩn bị những kỹ năng cần có khi ứng tuyển nhân viên chăm sóc khách hàng để chuẩn bị hành trang thật tốt nếu muốn tìm kiếm cơ hội ở vị trí này.
Những kỹ năng cần thiết của Nhân viên chăm sóc khách hàng (Nguồn: Internet)
Chăm sóc khách hàng không có nghĩa là nếu với một sản phẩm hay dịch vụ tồi mà có công tác chăm sóc khách hàng tốt thì vẫn giữ được khách hàng. Có 3 yếu tố then chốt quyết định việc làm thỏa mãn khách hàng, đó là:
Những yếu tố quyết định việc thỏa mãn khách hàng (Nguồn: Internet)
Yếu tố nào là quan trọng nhất? Trên một phương diện nào đó, điều này phụ thuộc vào từng tình huống. Tuy nhiên, một điều hiển nhiên rằng nếu sản phẩm được bán rộng rãi trên thị trường với cùng một mức giá, cùng một chất lượng dịch vụ, thì yếu tố con người trở nên rất quan trọng. Khi đó khách hàng sẽ chọn sản phẩm nào mà khi đến mua khách hàng được chào đón niềm nở, ân cần, chu đáo… tức là khách hàng sẽ chọn sản phẩm nào có công tác chăm sóc khách hàng tốt hơn.
Có thể nhận thấy điều mà mọi khách hàng, dù là khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp, đều mong muốn hơn cả từ hàng hoá, dịch vụ mà họ mua là chúng phải hoàn toàn đáng tin cậy. Tất cả những nụ cười thân thiện và những lời chào mời lịch sự không thể bù đắp cho những sản phẩm không đáng tin cậy hay những dịch vụ không đạt tiêu chuẩn. Công tác chăm sóc khách hàng chỉ có thể được công nhận là tốt nếu nó gắn liền với một sản phẩm chất lượng hay một dịch vụ tốt.
Mặt khác, chăm sóc khách hàng không chỉ đơn thuần là nhiệm vụ của các nhân viên bán hàng hay các nhân viên thường xuyên tiếp xúc với khách hàng. Bất kỳ cá nhân nào trong doanh nghiệp cũng phải thực hiện một nhiệm vụ nào đó cho một số người khác trong doanh nghiệp mình, tức là ai cũng có khách hàng, và đó là các khách hàng bên trong của doanh nghiệp. Chúng ta có một “dây truyền khách hàng” sau:
Giả sử trong dây truyền khách hàng trên có một khâu nào đó bị gián đoạn, chẳng hạn khách hàng bên trong B không được phục vụ tốt, anh ta sẽ không đủ điều kiện vật chất và tinh thần để phục vụ tốt khách hàng bên trong C. Đến lượt khách hàng bên trong C, do không được hài lòng nên cũng sẽ không đủ điều kiện vật chất và tinh thần để làm hài lòng khách hàng bên ngoài. Khi đó, doanh nghiệp sẽ mất khách hàng bên ngoài do các nhân tố bên trong. Vì vậy công tác chăm sóc khách hàng phải được mọi thành viên trong doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh và đồng bộ.
Các nhà tuyển dụng thường ưu tiên các ứng viên tốt nghiệp hoặc đang theo học các chuyên ngành Kinh tế, Truyền thông, Kinh doanh, Marketing, Đối ngoại,... Tuy nhiên, những bạn theo học trái ngành vẫn có thể có cơ hội với vị trí này. Bạn có thể ứng tuyển với vị trí thực tập sinh, đây sẽ là bước đệm giúp bạn tích lũy những kiến thức chuyên môn để tự tin gắn bó lâu dài với công việc chăm sóc khách hàng.
Xây dựng đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp: Đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng có trình độ chuyên môn cao sẽ là điểm cộng rất lớn trong mắt khách hàng. Luôn lắng nghe và giải đáp những thắc mắc của khách hàng là một những cách chăm sóc khách hàng hiệu quả. Quản lý thông tin khách hàng: Những thông tin như tên tuổi, số điện thoại, địa chỉ,... là những thông tin giúp doanh nghiệp tra cứu khách hàng một cách dễ dàng. Tìm hiểu insight khách hàng: Tìm hiểu insight khách hàng là một trong những kỹ năng chăm sóc khách hàng tối ưu. Thường xuyên tương tác với khách hàng: Thường xuyên tương tác với khách hàng sẽ tạo cảm giác cho khách hàng thấy mình được quan tâm và sẽ yên tâm khi sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Tổ chức các chương trình khuyến mãi: Các chương trình khuyến mãi sẽ kích thích sự tò mò của khách hàng. Từ đó thu hút đông đảo lượng khách hàng mới và tạo sự hứng thú với khách hàng cũ.
Khoảng lương của Nhân viên chăm sóc khách hàng rất rộng. Phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cấp bậc, mặt hàng kinh doanh mà mức thu nhập sẽ dao động khác nhau. Đối với người có kinh nghiệm từ 1-2 năm thi mức thu nhập trung bình sẽ khoảng 8.700.000 10.500.000/ tháng. Nhưng với những người đã có kinh nghiệm nhất định và mặt hàng kinh doanh thuộc các sản phẩm xa xỉ thì mức lương có thể lên đến 25.000.000/ tháng. Bạn có thể tham khảo mức lương nhiều công việc khác tại VietnamSalary.vn nhé.
Nhân viên chăm sóc khách hàng là hình ảnh đại diện của công ty khi phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Mọi hình ảnh tốt hay xấu, thiện cảm hay không của công ty với khách hàng sẽ phụ thuộc vào bộ phận chăm sóc khách hàng. Vì vậy, nhân viên chăm sóc khách hàng cần ăn mặc chỉn chu, gọn gàng, nói chuyện lịch sự, tế nhị. Ngoài ra, nhân viên chăm sóc khách hàng cần rèn luyện cho mình tính cách kiên nhẫn và kiểm soát cảm xúc vì tính chất công việc phải tiếp xúc với nhiều người.
Từ việc muốn có ưu thế trong việc cạnh tranh, bộ phận chăm sóc khách hàng dần trở thành yếu tố then chốt góp phần tạo nên sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trên thị trường. Cụ thể hơn thì bộ phận chăm sóc khách hàng đóng vai trò quyết định số lượng sản phẩm bán ra, sự sống còn của doanh nghiệp. Trong trường hợp, các doanh nghiệp cùng bán ra loại sản phẩm như nhau. Nhưng doanh nghiệp nào có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn thì sẽ có lợi thế hơn, thu hút được nhiều khách hàng hơn.
Mỗi doanh nghiệp hay các tập đoàn lớn, nhỏ đều có bộ phận chăm sóc khách hàng. Dựa vào từng ngành nghề, lĩnh vực của từng công ty mà bộ phận chăm sóc khách hàng sẽ có những nhiệm vụ và yêu cầu công việc khác nhau. Nhưng nhìn chung thì nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ có những đầu việc chung như sau:
Hiểu một cách ngắn gọn thì chăm sóc khách hàng là sự chào đón nhiệt tình của các nhân viên bán hàng đối với khách hàng. Tuy nhiên, tiếp xúc với khách hàng chỉ là một phần trong chiến lược chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp. Chi tiết hơn thì nhân viên chăm sóc khách hàng (hay dịch vụ khách hàng - tiếng Anh là Customer Care Staff) là vị trí tiếp nhận, xử lý và giải đáp những vấn đề, khiếu nại của khách hàng. Là tất cả những gì cần thiết mà doanh nghiệp phải làm để thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng. Nhằm phục vụ khách hàng theo cách mà họ mong muốn được phục vụ và làm những việc cần thiết để giữ các khách hàng mình đang có. Doanh nghiệp có dịch vụ chăm sóc khách hàng càng tốt sẽ càng có được sự gắn bó lâu dài của khách hàng cũ và thu hút những khách hàng mới.
Nhân viên chăm sóc khách hàng là gì? (Nguồn: Internet)
Nhân viên chăm sóc khách hàng đóng vai trò là cầu nối trung gian giữa doanh nghiệp và khách hàng, góp phần quan trọng trong việc tạo ra tập khách hàng trung thành cho doanh nghiệp. Vì thế, bất kỳ doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ cũng đều cần có bộ phận chăm sóc khách hàng. Bạn có thể tham khảo cơ hội việc làm chăm sóc khách hàng trên toàn quốc với mức lương hấp dẫn bằng cách truy cập website CareerViet nhé.
Vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ có hai hình thức làm việc chính: