Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 quy định như sau:
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 quy định như sau:
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 65/2013/NĐ-CP (có nội dung bị bãi bỏ bởi khoản 4 Điều 6 Nghị định 12/2015/NĐ-CP) và khoản 1 Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế suất thuế thu nhập cá nhân áp dụng với cá nhân cư trú và không cư trú được quy định như sau:
- Đối với cá nhân cư trú: thuế suất thuế thu nhập cá nhân được áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần sau:
Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng)
Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)
- Đối với cá nhân không cư trú: thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công phát sinh tại Việt Nam là 20%.
Như vậy, mức thuế suất cao nhất dùng để tính thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được quy định như sau:
- Đối với cá nhân cư trú: Mức thuế suất cao nhất là 35% (áp dụng đối với số tiền lương, tiền công trên 80 triệu đồng/tháng và trên 960 triệu đồng/năm).
- Đối với cá nhân không cư trú: Mức thuế suất cao nhất là 20%.
Mức thuế suất cao nhất để tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định như sau:
Theo đó, phân biệt cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú khi tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công như sau:
- Người lao động là cá nhân cư trú khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:
+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, gồm một trong hai trường hợp sau:
++ Có nơi ở đăng ký thường trú;
++ Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
- Người lao động không đáp ứng một trong những điều kiện trên là cá nhân không cư trú.