(Ban hành theo quy định số ngày tháng năm 2022 của Hiệu trường trường ĐHLN)
(Ban hành theo quy định số ngày tháng năm 2022 của Hiệu trường trường ĐHLN)
- Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Lâm nghiệp
1. Mục tiêu của chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo cung cấp cho NCS những kiến thức chuyên sâu và nâng cao về kinh tế và kinh tế nông nghiệp và một số lĩnh vực có liên quan; khả năng độc lập nghiên cứu, phát hiện, dự báo và sáng tạo giải quyết những vấn đề mới trong thực tiễn của lĩnh vực kinh tế nông nghiệp; khả năng tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp.
Có kiến thức tiên tiến, chuyên sâu về kinh tế và kinh tế nông nghiệp, làm chủ được các giá trị cốt lõi trong học thuật, làm chủ được các nguyên lý, học thuyết của kinh tế nông nghiệp; có tư duy độc lập, sáng tạo để giải quyết các vấn đề chuyên sâu trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp; có kiến thức tổng hợp về tổ chức quản lý các tổ chức kinh tế xã hội.
Có khả năng tổng hợp, phân tích thông tin, phát hiện các vấn đề và đưa ra được các giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn;
Có khả năng sử dụng các phương pháp phân tích định lượng, định tính và dự báo hiện đại phục vụ công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn;
Có khả năng thiết lập, tổ chức mạng lưới hợp tác trong hoạt động chuyên môn; có năng lực tổng hợp trí tuệ tập thể, dẫn dắt chuyên môn để xử lý các vấn đề trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn;
Có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp và trao đổi học thuật thuộc lĩnh vực chuyên ngành; có khả năng truyền bá, phổ biến tri thức, có thể viết được các báo cáo khoa học chuyên ngành.
* Về thái độ, năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm:
Tự tin, chủ động, sáng tạo, trung thực trong nghiên cứu và công tác; có khả năng thích ứng tốt với các môi trường làm việc;
Có ý thức trách nhiệm trong các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường trong cộng đồng; tôn trọng pháp luật, lối sống tích cực và tinh thần hướng về cộng đồng.
Có tinh thần kỷ luật cao và tự chịu trách nhiệm của mình trong công tác quản lý và trong nghiên cứu khoa học.
2. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo tiến sĩ KTNN có 10 chuẩn đầu ra và được mô tả trên biểu 01.
Biểu 01: Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo tiến sĩ KTNN
Nắm vững kiến thức chuyên sâu và nâng cao về kinh tế và kinh tế nông nghiệp phục vụ công tác quản lý nhà nước, xây dựng, thực thi, phân tích và hoàn thiện chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Nắm vững các kiến thức nâng cao về kinh tế và quản lý phục vụ cho việc xây dựng, thẩm định, phản biện, tổ chức thực thi, đánh giá, phân tích và đề xuất hoàn thiện các chương trình, dự án, chiến lược, kế hoạch trong nông nghiệp, nông thôn.
Nắm vững các các kiến thức nâng cao về tổ chức quản lý để quản lý vận hành các tổ chức kinh tế xã hội và nghề nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Nắm vững các kiến thức nâng cao và các phương pháp, công cụ tiên tiến hiện đại để tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh tế và kinh tế nông nghiệp.
Phát hiện, phân tích các vấn đề và đưa ra được các giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp.
Sử dụng thành thạo các phương pháp phân tích định lượng, định tính và dự báo hiện đại phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và công tác quản lý trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp.
Tổ chức các hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Sử dụng được ngoại ngữ trong giao tiếp và trao đổi học thuật trong lĩnh vực chuyên ngành; đạt trình độ tối thiểu tiếng Anh bậc 4; có khả năng viết và thuyết trình các báo cáo khoa học chuyên ngành.
Chuẩn đầu ra về năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm
Năng lực độc lập, sáng tạo trong nghiên cứu, giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp
Trung thực và tự chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu và công tác của bản thân
3- Chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo tiến sĩ ngành KTNN
Người học được coi là đạt chuẩn đầu vào về tiếp thu chương trình đào tạo NCS ngành KTNN khi hội đủ 3 điều kiện về: Chuyên môn và bậc học được đào tạo; Năng lực ngoại ngữ và Kinh nghiệm và năng lực nghiên cứu, cụ thể như sau:
3.1. Chuẩn đầu vào về chuyên môn và bậc học đã được đào tạo:
Người học phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
- Đã tốt nghiệp bậc thạc sĩ ngành đúng hoặc ngành phù hợp
- Đã tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc ngành phù hợp đạt loại giỏi trở lên
Đối với người đã có bằng tốt nghiệp thạc sĩ thuộc ngành/chuyên ngành phù hợp, Nhà trường sẽ căn cứ vào kết quả học tập ở bậc thạc sĩ của từng ứng viên để xác định những môn học bổ sung cho từng trường hợp cụ thể trên cơ sở đảm bảo mỗi ứng viên phải được học những môn học cốt lõi tối thiểu trong chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Kinh tế nông nghiệp hiện hành để đảm bảo chuẩn đầu vào.
Các môn học cốt lõi tối thiểu của ngành KTNN trình độ thạc sĩ bao gồm:
(1) Kinh tế vi mô nâng cao: 3 TC
(2) Kinh tế vĩ mô nâng cao: 3 TC
(3) Kinh tế lượng nâng cao: 3 TC
(4) Chính sách nông nghiệp và nông thôn: 3 TC
(5) Kinh tế nông nghiệp nâng cao: 3 TC.
3.2. Chuẩn đầu vào về ngoại ngữ
Người học được coi là đạt chuẩn đầu vào về ngoại ngữ khi đáp ứng được một trong các điều kiện sau đây:
- Có Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do một cơ sở đào tạo nước ngoài, phân hiệu của cơ sở đào tạo nước ngoài ở Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng nước ngoài;
- Có Bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;
- Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ bậc 4 (theo khung năng ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) do Bộ Giáo dục Giáo dục Đào tạo công bố, còn hiệu lực tính đến ngày dự tuyển
3.3. Chuẩn đầu vào về mặt kinh nghiệm và năng lực nghiên cứu
Người học được coi là có đủ năng lực và kinh nghiệm nghiên cứu nếu thoả mãn một trong số các điều kiện sau:
- Đã thực hiện luận văn Thạc sĩ của chương trình đào tạo thạc sĩ khối ngành kinh tế theo định hướng nghiên cứu,
- Đã công bố ít nhất 1 bài báo khoa học về kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực KTNN và lĩnh vực có liên quan trên Tạp chí khoa học, hoặc một Báo cáo khoa học tại Hội thảo khoa học có qua phản biện và được đăng trong kỷ yếu Hội thảo.
- Có thời gian công tác tối thiểu là 2 năm (24 tháng) với vai trò là giảng viên, nghiên cứu viên của các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ.
4- Khối lượng và thời gian học tập của chương trình đào tạo tiến sĩ KTNN
4.1. Khối lượng học tập của chương trình đào tạo tiến sĩ KTNN
Khối lượng học tập của chương trình đào tạo NCS ngành KTNN được quy định cho trường hợp người học đã có bằng Thạc sĩ và trường hợp người học chưa có bằng Thạc sĩ, cụ thể như sau:
- Khối lượng học tập cho NCS đã có bằng Thạc sĩ là 90 Tín chỉ
- Khối lượng học tập cho NCS chưa có bằng Thạc sĩ là 120 tín chỉ.
Khối lượng học tập tiêu chuẩn dành cho người học đã có bằng thạc sĩ của chương trình đào tạo tiến sĩ ngành KTNN là 90 tín chỉ, bao gồm các thành phần như trong biểu 02.
Biểu 02. Khối lượng học tập của chương trình đào tạo tiến sĩ ngành KTNN
Kiến thức cơ sở và chuyên ngành
Tiểu luận tổng quan và chuyên đề nghiên cứu sinh
Chuyên đề nghiên cứu sinh (3 chuyên đề)
Chương trình đào tạo khối lượng 120 tín chỉ là dành cho người học chưa có bằng thạc sĩ (tốt nghiệp đại học loại giỏi thuộc ngành phù hợp). Trong trường hợp này, ngoài việc phải thực hiện đủ 90 tín chỉ theo biểu 02, người học còn phải học thêm 30 tín chỉ các môn học thuộc chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Kinh tế nông nghiệp hiện hành.
Các thành phần của chương trình đào tạo và các học phần của chương trình này được quy định chi tiết trên biểu 04 (mục 5.1).
4.2. Thời gian đào tạo của chương trình
- Thời gian đào tạo là 03 năm đối với người học đã có bằng Thạc sĩ
- Thời gian đào tạo là 04 năm đối với người học chưa có bằng Thạc sĩ
Các trường hợp NCS hoàn thành sớm hoặc kéo dài thời gian đào tạo được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Kết cấu chương trình đào tạo tiến sĩ ngành KTNN
Chương trình đào tạo tiến sĩ KTNN bao gồm các bộ phận:
- Danh mục các học phần trình độ tiến sĩ;
- Các chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan
- Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ.
5.1. Các học phần trình độ TS, các chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan
5.1.1. Danh mục các học phần trình độ tiến sĩ
a- Danh mục các học phần trình độ tiến sĩ cho NCS đã có bằng thạc sĩ
Danh mục các học phần trong chương trình đào tạo tiến sĩ KTNN dành cho NCS đã có bằng thạc sĩ có khối lượng 12 tín chỉ và được trình bày trong biểu 03.
Biểu 03. Danh mục các học phần trong chương trình đào tạo tiến sĩ KTNN dành cho người học đã có bằng Thạc sĩ
Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh tế và viết luận án tiến sĩ
II. Khối kiến thức chuyên ngành
Kinh tế nguồn lực trong nông nghiệp
Phân tích tác động kinh tế xã hội trong nông nghiệp
b- Danh mục các học phần dành cho NCS chưa có bằng thạc sĩ
Danh mục các học phần trong chương trình đào tạo tiến sĩ KTNN dành cho NCS chưa có bằng thạc sĩ gồm 42 tín chỉ, trong đó có 12 tín chỉ các học phần thuộc trình độ tiến sĩ và 30 tín chỉ các học phần thuộc trình độ thạc sĩ ngành KTNN.
Danh mục các học phần của chương trình này được nêu trên biểu 04.
Biểu 04. Danh mục các học phần trong chương trình đào tạo tiến sĩ KTNN dành cho người học chưa có bằng Thạc sĩ
Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh tế và viết luận án tiến sĩ
Tin học ứng dụng trong quản lý kinh tế
II. Khối kiến thức chuyên ngành
Kinh tế nguồn lực trong nông nghiệp
Chính sách nông nghiệp và nông thôn
Kinh tế tài nguyên và môi trường
Quản trị kinh doanh nông lâm nghiệp
Phân tích tác động kinh tế xã hội trong nông nghiệp
6. Kế hoạch đào tạo chương trình tiến sĩ KTNN
Kế hoạch dự kiến bố trí thời gian giảng dạy các học phân và các nội dung của chương trình đào tạo tiêu chuẩn (3 năm) được nêu trên biểu 06.
Biểu 06: Kế hoạch dự kiến bố trí thời gian thực hiện chương trình đào tạo
Các học phần chương trình tiến sĩ
Chuyên đề tiến sĩ (3 chuyên đề)
Đối với các học phần bổ sung kiến thức dành riêng cho những NCS chưa có bằng thạc sĩ (gồm 30 tín chỉ) được bố trí thực hiện trong 3 năm đầu của chương trình đào tạo 4 năm dành cho NCS này. NCS có thể đăng ký và học tập các học phần này cùng với các lớp cao học phù hợp.
CẦN ĐỔI MỚI TƯ DUY PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
Kể từ khi tiến hành đổi mới toàn diện năm 1986, nông nghiệp Việt Nam chuyển hướng quan trọng với chủ trương đổi mới cơ chế quản lý trong các hợp tác xã nông nghiệp, phát huy triệt để vai trò chủ động của hộ nông dân. Nhờ đó, các nguồn lực phát triển nông nghiệp được huy động, quy mô và đóng góp của ngành vào nền kinh tế tăng lên, cơ cấu thay đổi quan trọng mặc dù tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu có xu hướng giảm.
Bên cạnh sự chuyển hướng quan trọng về thể chế, góp phần giải phóng nguồn lực, nền nông nghiệp vẫn nặng về sản xuất theo phương thức tư duy “lấy công làm lãi”, quá trình sản xuất chưa gắn chặt với thị trường, vẫn còn tình trạng “được mùa rớt giá”, chưa chấm dứt “giải cứu” nông sản dư thừa, xuất khẩu gặp khó khăn khi có nhiều biện pháp kỹ thuật, tổ chức sản xuất vẫn chưa triển khai đồng bộ, quy mô lớn. Nghĩa là, nền nông nghiệp vẫn ở trong trạng thái thụ động trước biến động thị trường và điều chỉnh chính sách của các nước. Rủi ro khi đầu tư vào nông nghiệp khá cao.
Điều này cho thấy tư duy chủ yếu “lấy công làm lãi” không còn phù hợp, gây lãng phí nguồn lực phát triển, như đất đai, nguồn nước, phân bón, thuốc trừ sâu và lao động. Đồng thời, việc tổ chức sản xuất nông nghiệp vẫn còn mang tính phân tán, phụ thuộc đáng kể vào tác động tự nhiên, mang tính mùa vụ, thiếu kết nối chặt chẽ theo chuỗi dẫn đến tình trạng “bấp bênh” khá cao. Công tác dự báo thị trường thiếu chuyên nghiệp, đầu tư khoa học - công nghệ khiêm tốn, cơ chế giảm thiểu tác động bất lợi và tận dụng tác động có lợi của thị trường còn yếu… Tất cả khía cạnh đó đòi hỏi đổi mới tư duy phát triển, chuyển sang tư duy kinh tế nông nghiệp có tính chuyên nghiệp hóa cao, đổi mới sáng tạo và bền vững.
Thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp nhằm phục vụ mục tiêu phát triển lâu dài, bền vững trong nền kinh tế thị trường. Động lực cung, cầu trong nước và ngoài nước trực tiếp tác động đến huy động và phân bổ nguồn lực phát triển toàn ngành. Một nền nông nghiệp phát triển được tổ chức khoa học, hiệu quả gắn với nhu cầu thị trường về quy mô, cơ cấu và mối quan hệ kết nối với các ngành còn lại. Đặc biệt, nền nông nghiệp được phát triển liên tục theo sự thay đổi nhu cầu và phạm vi mở rộng của thị trường, gắn với quá trình chuyển hóa nguồn lực thành giá trị thị trường theo quy luật kinh tế, giảm thiểu tuân theo thói quen, kinh nghiệm hoặc quyết định chủ quan, duy ý chí. Nhu cầu thị trường được mở rộng, lượng giá trị sáng tạo và tích lũy càng lớn.
Kinh tế nông nghiệp khắc phục tối đa tính mùa vụ, rủi ro nông nghiệp bằng chính sách, cơ chế điều hành, như chính sách trợ cấp, thu mua, dự trữ, bảo hiểm nông nghiệp hay đầu tư nghiên cứu và phát triển. Nông sản được đầu tư chế biến để bảo đảm giá trị gia tăng cao nhất, giàu chất dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu đa dạng với chất lượng ngày càng cao của người tiêu dùng. Các kỹ thuật marketing được phát triển cùng với kỹ thuật phát triển thương hiệu mạnh, mạng lưới bán hàng quy mô lớn, phạm vi rộng, đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng. Nói cách khác, đây là quá trình giá trị hóa các loại nguồn lực và tài sản trong nông nghiệp hay loại bỏ tính hiện vật do trình độ phát triển thị trường thấp của nông nghiệp so với công nghiệp, vì quá trình chuyên nghiệp hóa các loại kỹ thuật tổ chức thực hiện giá trị, tổ chức mô hình kinh doanh hiệu quả, chi phí thấp, tận dụng công nghệ trong nông nghiệp và tiến bộ tổ chức thị trường với mọi loại quy mô. Đây là cách thức tổ chức nông nghiệp theo quy mô công nghiệp. Đơn vị là hộ gia đình quy mô lớn, tổ, đội sản xuất chuyên nghiệp, doanh nghiệp quy mô lớn và tiêu thụ nông sản khối lượng lớn.
Kinh tế nông nghiệp có nội dung là chuỗi giá trị nông sản hoàn chỉnh. Các khâu trong chuỗi được đánh giá đúng vị trí, vai trò và kết nối chặt chẽ theo nguyên tắc lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ. Giá trị mới sáng tạo bởi từng tác nhân được tối đa hóa và rủi ro được tối thiểu hóa. Hơn nữa, trong điều kiện phát triển bền vững, kinh tế nông nghiệp được tổ chức theo tiêu chuẩn bền vững và tuân thủ cam kết quốc tế giảm phát thải ròng về 0 đến năm 2050. Đây là đặc trưng của kinh tế nông nghiệp hiện đại, không bị động trước tự nhiên, không chịu chấp nhận tác động tiêu cực của thị trường và chủ động, tích cực tuân thủ cam kết quốc tế.
Từ những phân tích trên, có thể tổng hợp một số điểm khác cơ bản giữa sản xuất nông nghiệp “lấy công làm lãi” và kinh tế nông nghiệp như sau:
Từ những điểm khác cơ bản giữa sản xuất nông nghiệp “lấy công làm lãi” và kinh tế nông nghiệp cho thấy, sự chuyển dịch trạng thái phát triển nông nghiệp từ trạng thái trước sang trạng thái sau là quá trình chuyển dịch từ trạng thái phát triển truyền thống, dựa vào thói quen, thiếu linh hoạt sang trạng thái phát triển hiện đại dựa vào tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, cũng như hướng tới nông nghiệp bền vững, văn minh. Đây cũng là xu hướng phát triển chung của nông nghiệp ở các nước có nền kinh tế thị trường, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH TRẠNG THÁI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Trước đổi mới (năm 1986), nền nông nghiệp Việt Nam mang nặng tính manh mún, quy mô nhỏ, quá trình tích lũy nội bộ thấp. Một mặt, kỹ thuật sản xuất lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên; mặt khác, cơ chế quản lý tập trung mệnh lệnh hầu như thủ tiêu hoàn toàn chức năng thị trường. Trong giai đoạn này, nền nông nghiệp chỉ đáp ứng nhu cầu tồn tại, nghĩa là nhằm giải quyết tình trạng thiếu ăn của người dân. Nông sản là mặt hàng cầu ít co giãn theo giá cho nên khó có thể giảm giá để kích cầu. Khi nông sản rơi vào tình trạng giảm giá mạnh cũng có nghĩa thiệt hại kinh tế của nông nghiệp tăng lên, rủi ro gia tăng.
Sau đổi mới, đặc biệt sau khi áp dụng chính sách khoán, nền nông nghiệp có sự thay đổi, sản lượng nông sản tăng lên đáng kể. Trong giai đoạn từ khi thực hiện chính sách khoán đến năm 2021, nền nông nghiệp có bước phát triển mạnh thể hiện ở nông sản đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Việt Nam trong nhiều năm thuộc nhóm 3 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Các mặt hàng khác, như cà phê, hồ tiêu, thủy sản cũng có vị trí quan trọng trên thị trường thế giới.
Trong giai đoạn 1995-2023, trị giá xuất khẩu hàng nông sản tăng lớn nhất từ trên 1,7 tỷ USD năm 1995 lên khoảng 28,15 tỷ USD năm 2023. Mặt hàng thủy sản có con số tương ứng là 621 triệu USD và 9,2 tỷ USD. Đối với hàng lâm sản, con số này tương ứng là 154 triệu USD và 14,39 tỷ USD.
Điều này cho thấy sản xuất nông nghiệp có tiến bộ lớn. Tuy nhiên, nông sản Việt Nam vẫn rơi vào tình trạng “được mùa mất giá” và nông sản phụ thuộc nhiều vào khả năng nhập khẩu, cho nên tình trạng dư thừa nông sản vẫn xảy ra và cần sự giải cứu gần như hằng năm.
Nhiều biện pháp kỹ thuật và phi kỹ thuật được quy định trong các cam kết của hiệp định thương mại tự do đòi hỏi đầu tư nhiều hơn vào đáp ứng các loại rào cản này. Các quy định như thẻ vàng thủy sản xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (IUU - đánh bắt bất hợp pháp, không đúng quy định và không báo cáo), các biện pháp tự vệ, yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật - vệ sinh xuất khẩu hoa quả sang Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ,… hay quy định gạo hữu cơ xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) càng cho thấy tính đa dạng của hàng rào kỹ thuật và việc có thêm các hàng rào kỹ thuật mới chưa có dấu hiệu dừng lại. Việc đáp ứng đầy đủ và nghiêm túc quy định nhập khẩu của các nước, mặc dù làm tăng chi phí xuất khẩu, song giá xuất khẩu thu được cao hơn, lợi nhuận thỏa đáng. Sự kết nối theo chuỗi giá trị còn bảo đảm tính ổn định của các khâu trong chuỗi, loại bỏ triệt để rủi ro do đứt gãy chuỗi. Đây là cách thức góp phần tổ chức lại cơ cấu chuỗi giá trị toàn ngành, theo đó, phân bổ lại nguồn lực, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Những thành công trên đây cho thấy tư duy kinh tế nông nghiệp tạo khả năng hình thành nền nông nghiệp hiện đại, có khả năng sản xuất quy mô công nghiệp, nông sản chất lượng cao, năng suất lớn và có khả năng phát triển sâu thị trường trong nước cùng với mở rộng đáng kể thị trường ngoài nước. Mô hình tổ chức vận hành hiệu quả nhất là hợp tác xã kiểu mới, trang trại và doanh nghiệp, tập đoàn kinh doanh được phát triển. Thực trạng này cho thấy tư duy kinh tế nông nghiệp là sự lựa chọn chiến lược trong phát triển.
Chế biến thanh long sấy khô xuất khẩu. (Nguồn: Tô Thành Long/ nhiepanhdoisong.vn)
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH TRẠNG THÁI
Hầu hết các nước theo nền kinh tế thị trường đều phát triển nông nghiệp theo mô hình kinh tế nông nghiệp, theo đó, nền nông nghiệp phát triển dưới tác động của động lực trực tiếp và lâu dài là cung - cầu thị trường. Nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ phát triển thông qua các công cụ phù hợp. Cơ cấu nội bộ ngành được xây dựng khoa học và chuỗi giá trị từng loại hàng được phát triển.
Việc chuyển dịch tư duy đồng bộ, kịp thời góp phần huy động hiệu quả và phát huy nguồn lực phát triển tối ưu, loại bỏ được tình trạng đầu tư kém hiệu quả hay tình trạng lãng phí. Đây là phương thức phát triển nông nghiệp phù hợp với xu hướng chung của ngành trên toàn cầu. Chính vì vậy, thời gian tới cần làm tốt các vấn đề sau:
Thứ nhất, tăng cường thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức trong phát triển nông nghiệp, từ đó, xây dựng kế hoạch hành động hợp lý và bao trùm từ nhà hoạch định chính sách đến doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình và từng nông dân. Cần có các chương trình truyền thông hiệu quả, như hội thảo khoa học, hội chợ, triển lãm, diễn đàn, tập huấn, phong trào, phương tiện thông tin đại chúng về chuyển đổi mô hình phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế nông nghiệp. Đầu tư xây dựng các mô hình tổ chức kinh tế nông nghiệp theo hướng khoa học dựa trên các tiến bộ công nghệ, thành tựu phát triển nông nghiệp và khoa học quản trị hiệu quả cao để làm thành mô hình tổ chức điển hình tạo sức lan tỏa ảnh hưởng đến nhận thức và hành động của ngành, doanh nghiệp, cộng đồng, hợp tác xã, hộ gia đình và người nông dân..
Thứ hai, cần coi trọng chuyển dịch cơ cấu nội ngành để phát huy triệt để lợi thế so sánh của ngành, hình thành cơ cấu ngành mới, hiệu quả cao. Có cơ chế xây dựng cơ cấu ngành theo hướng có các ngành nền tảng chi phí thấp, như sản xuất thiết bị, vật tư nông nghiệp, công nghệ số nông nghiệp, công nghệ sinh học, chế biến nông sản. Lấy xu hướng vận động của thị trường trong nước và toàn cầu làm động lực điều chỉnh cơ cấu nội ngành. Xu hướng tiêu dùng nông sản xanh, sạch, chất lượng cao, giàu chất dinh dưỡng và phát thải ròng thấp, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn lực đất đai, lao động, năng lượng là phương tiện để chuyển dịch cơ cấu hiệu quả. Xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp dựa trên mối quan hệ nội ngành và quan hệ giữa nông nghiệp với công nghiệp, giảm thiểu sự lãng phí các nguồn lực và tăng giá trị toàn ngành.
Thứ ba, xây dựng các chuỗi giá trị nông nghiệp theo hướng tối đa hóa lợi ích từng tác nhân trong chuỗi và lợi ích cả chuỗi. Chuỗi giá trị này cần lấy các doanh nghiệp Việt Nam làm tác nhân đầu nguồn với những thế mạnh về năng lực đáng kể trong cung ứng nguồn hàng quy mô lớn, chất lượng cao, tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật, tiêu chuẩn chuỗi cung ứng xanh và bền vững, bảo đảm khả năng chi phối hoặc gây ảnh hưởng cả chuỗi. Đồng thời, cần xây dựng hệ thống phân phối ổn định đến cả thị trường trong nước và ngoài nước với mạng lưới tiêu thụ kịp thời, phạm vi rộng, bảo vệ lợi ích của cả chuỗi. Bên cạnh các kênh tiêu thụ truyền thống, cần đầu tư phát triển các nền tảng, ứng dụng và quy trình tiêu thụ trực tuyến, phát triển các loại kênh tiêu thụ mới, các sàn giao dịch hiện đại, kết nối quốc tế, được bảo hiểm rủi ro cao nhất.
Thứ tư, hoàn thiện thể chế phát triển kinh tế nông nghiệp trong điều kiện mới với các tiêu chuẩn phát triển bền vững, phát triển bao trùm, thích ứng biến đổi khí hậu, xây dựng hệ sinh thái vận hành để giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Trước hết, các luật liên quan đến phát triển thị trường các yếu tố đầu vào kinh tế nông nghiệp, như đất đai, lao động, vốn, công nghệ, dịch vụ nông nghiệp cần được hoàn thiện để tạo tiền đề phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng lấy điều tiết thị trường làm chỗ dựa cơ bản. Đồng thời, cần bảo đảm tính minh bạch cao của môi trường kinh doanh, giảm thiểu rào cản và chí phí, phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp đồng bộ, hình thành các vùng nông sản công nghệ cao, bền vững, có khả năng lan tỏa cả trong nước và ngoài nước. Đồng thời, cần đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao trong nông nghiệp có đủ năng lực phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp đất nước theo tư duy kinh tế nông nghiệp như các nhà nông học hàng đầu, chuyên gia công nghệ nông nghiệp, kỹ sư trình độ cao và đội ngũ lao động chuyên nghiệp./.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Cần đổi mới tư duy phát triển nông nghiệp
Kể từ khi tiến hành đổi mới toàn diện năm 1986, nông nghiệp Việt Nam chuyển hướng quan trọng với chủ trương đổi mới cơ chế quản lý trong các hợp tác xã nông nghiệp, phát huy triệt để vai trò chủ động của hộ nông dân. Nhờ đó, các nguồn lực phát triển nông nghiệp được huy động, quy mô và đóng góp của ngành vào nền kinh tế tăng lên, cơ cấu thay đổi quan trọng mặc dù tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu có xu hướng giảm.
Bên cạnh sự chuyển hướng quan trọng về thể chế, góp phần giải phóng nguồn lực, nền nông nghiệp vẫn nặng về sản xuất theo phương thức tư duy “lấy công làm lãi”, quá trình sản xuất chưa gắn chặt với thị trường, vẫn còn tình trạng “được mùa rớt giá”, chưa chấm dứt “giải cứu” nông sản dư thừa, xuất khẩu gặp khó khăn khi có nhiều biện pháp kỹ thuật, tổ chức sản xuất vẫn chưa triển khai đồng bộ, quy mô lớn. Nghĩa là, nền nông nghiệp vẫn ở trong trạng thái thụ động trước biến động thị trường và điều chỉnh chính sách của các nước. Rủi ro khi đầu tư vào nông nghiệp khá cao.
Điều này cho thấy tư duy chủ yếu “lấy công làm lãi” không còn phù hợp, gây lãng phí nguồn lực phát triển, như đất đai, nguồn nước, phân bón, thuốc trừ sâu và lao động. Đồng thời, việc tổ chức sản xuất nông nghiệp vẫn còn mang tính phân tán, phụ thuộc đáng kể vào tác động tự nhiên, mang tính mùa vụ, thiếu kết nối chặt chẽ theo chuỗi dẫn đến tình trạng “bấp bênh” khá cao. Công tác dự báo thị trường thiếu chuyên nghiệp, đầu tư khoa học - công nghệ khiêm tốn, cơ chế giảm thiểu tác động bất lợi và tận dụng tác động có lợi của thị trường còn yếu… Tất cả khía cạnh đó đòi hỏi đổi mới tư duy phát triển, chuyển sang tư duy kinh tế nông nghiệp có tính chuyên nghiệp hóa cao, đổi mới sáng tạo và bền vững.
Thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp nhằm phục vụ mục tiêu phát triển lâu dài, bền vững trong nền kinh tế thị trường. Động lực cung, cầu trong nước và ngoài nước trực tiếp tác động đến huy động và phân bổ nguồn lực phát triển toàn ngành. Một nền nông nghiệp phát triển được tổ chức khoa học, hiệu quả gắn với nhu cầu thị trường về quy mô, cơ cấu và mối quan hệ kết nối với các ngành còn lại. Đặc biệt, nền nông nghiệp được phát triển liên tục theo sự thay đổi nhu cầu và phạm vi mở rộng của thị trường, gắn với quá trình chuyển hóa nguồn lực thành giá trị thị trường theo quy luật kinh tế, giảm thiểu tuân theo thói quen, kinh nghiệm hoặc quyết định chủ quan, duy ý chí. Nhu cầu thị trường được mở rộng, lượng giá trị sáng tạo và tích lũy càng lớn.
Kinh tế nông nghiệp khắc phục tối đa tính mùa vụ, rủi ro nông nghiệp bằng chính sách, cơ chế điều hành, như chính sách trợ cấp, thu mua, dự trữ, bảo hiểm nông nghiệp hay đầu tư nghiên cứu và phát triển. Nông sản được đầu tư chế biến để bảo đảm giá trị gia tăng cao nhất, giàu chất dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu đa dạng với chất lượng ngày càng cao của người tiêu dùng. Các kỹ thuật marketing được phát triển cùng với kỹ thuật phát triển thương hiệu mạnh, mạng lưới bán hàng quy mô lớn, phạm vi rộng, đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng. Nói cách khác, đây là quá trình giá trị hóa các loại nguồn lực và tài sản trong nông nghiệp hay loại bỏ tính hiện vật do trình độ phát triển thị trường thấp của nông nghiệp so với công nghiệp, vì quá trình chuyên nghiệp hóa các loại kỹ thuật tổ chức thực hiện giá trị, tổ chức mô hình kinh doanh hiệu quả, chi phí thấp, tận dụng công nghệ trong nông nghiệp và tiến bộ tổ chức thị trường với mọi loại quy mô. Đây là cách thức tổ chức nông nghiệp theo quy mô công nghiệp. Đơn vị là hộ gia đình quy mô lớn, tổ, đội sản xuất chuyên nghiệp, doanh nghiệp quy mô lớn và tiêu thụ nông sản khối lượng lớn.
Kinh tế nông nghiệp có nội dung là chuỗi giá trị nông sản hoàn chỉnh. Các khâu trong chuỗi được đánh giá đúng vị trí, vai trò và kết nối chặt chẽ theo nguyên tắc lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ. Giá trị mới sáng tạo bởi từng tác nhân được tối đa hóa và rủi ro được tối thiểu hóa. Hơn nữa, trong điều kiện phát triển bền vững, kinh tế nông nghiệp được tổ chức theo tiêu chuẩn bền vững và tuân thủ cam kết quốc tế giảm phát thải ròng về 0 đến năm 2050. Đây là đặc trưng của kinh tế nông nghiệp hiện đại, không bị động trước tự nhiên, không chịu chấp nhận tác động tiêu cực của thị trường và chủ động, tích cực tuân thủ cam kết quốc tế.
Từ những phân tích trên, có thể tổng hợp một số điểm khác cơ bản giữa sản xuất nông nghiệp “lấy công làm lãi” và kinh tế nông nghiệp ở bảng 1.
Từ những điểm khác cơ bản giữa sản xuất nông nghiệp “lấy công làm lãi” và kinh tế nông nghiệp cho thấy, sự chuyển dịch trạng thái phát triển nông nghiệp từ trạng thái trước sang trạng thái sau là quá trình chuyển dịch từ trạng thái phát triển truyền thống, dựa vào thói quen, thiếu linh hoạt sang trạng thái phát triển hiện đại dựa vào tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, cũng như hướng tới nông nghiệp bền vững, văn minh. Đây cũng là xu hướng phát triển chung của nông nghiệp ở các nước có nền kinh tế thị trường, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Thực trạng chuyển dịch trạng thái phát triển nông nghiệp Việt Nam
Trước đổi mới (năm 1986), nền nông nghiệp Việt Nam mang nặng tính manh mún, quy mô nhỏ, quá trình tích lũy nội bộ thấp. Một mặt, kỹ thuật sản xuất lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên; mặt khác, cơ chế quản lý tập trung mệnh lệnh hầu như thủ tiêu hoàn toàn chức năng thị trường. Trong giai đoạn này, nền nông nghiệp chỉ đáp ứng nhu cầu tồn tại, nghĩa là nhằm giải quyết tình trạng thiếu ăn của người dân. Nông sản là mặt hàng cầu ít co giãn theo giá cho nên khó có thể giảm giá để kích cầu. Khi nông sản rơi vào tình trạng giảm giá mạnh cũng có nghĩa thiệt hại kinh tế của nông nghiệp tăng lên, rủi ro gia tăng.
Sau đổi mới, đặc biệt sau khi áp dụng chính sách khoán, nền nông nghiệp có sự thay đổi, sản lượng nông sản tăng lên đáng kể. Trong giai đoạn từ khi thực hiện chính sách khoán đến năm 2021, nền nông nghiệp có bước phát triển mạnh thể hiện ở nông sản đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Việt Nam trong nhiều năm thuộc nhóm 3 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Các mặt hàng khác, như cà phê, hồ tiêu, thủy sản cũng có vị trí quan trọng trên thị trường thế giới.
Trong giai đoạn 1995 - 2023, trị giá xuất khẩu hàng nông sản tăng lớn nhất từ trên 1,7 tỷ USD năm 1995 lên khoảng 28,15 tỷ USD năm 2023. Mặt hàng thủy sản có con số tương ứng là 621 triệu USD và 9,2 tỷ USD. Đối với hàng lâm sản, con số này tương ứng là 154 triệu USD và 14,39 tỷ USD.
Điều này cho thấy sản xuất nông nghiệp có tiến bộ lớn. Tuy nhiên, nông sản Việt Nam vẫn rơi vào tình trạng “được mùa mất giá” và nông sản phụ thuộc nhiều vào khả năng nhập khẩu, cho nên tình trạng dư thừa nông sản vẫn xảy ra và cần sự giải cứu gần như hằng năm.
Nhiều biện pháp kỹ thuật và phi kỹ thuật được quy định trong các cam kết của hiệp định thương mại tự do đòi hỏi đầu tư nhiều hơn vào đáp ứng các loại rào cản này. Các quy định như thẻ vàng thủy sản xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (IUU - đánh bắt bất hợp pháp, không đúng quy định và không báo cáo), các biện pháp tự vệ, yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật - vệ sinh xuất khẩu hoa quả sang Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ,… hay quy định gạo hữu cơ xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) càng cho thấy tính đa dạng của hàng rào kỹ thuật và việc có thêm các hàng rào kỹ thuật mới chưa có dấu hiệu dừng lại. Việc đáp ứng đầy đủ và nghiêm túc quy định nhập khẩu của các nước, mặc dù làm tăng chi phí xuất khẩu, song giá xuất khẩu thu được cao hơn, lợi nhuận thỏa đáng. Sự kết nối theo chuỗi giá trị còn bảo đảm tính ổn định của các khâu trong chuỗi, loại bỏ triệt để rủi ro do đứt gãy chuỗi. Đây là cách thức góp phần tổ chức lại cơ cấu chuỗi giá trị toàn ngành, theo đó, phân bổ lại nguồn lực, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Những thành công trên đây cho thấy tư duy kinh tế nông nghiệp tạo khả năng hình thành nền nông nghiệp hiện đại, có khả năng sản xuất quy mô công nghiệp, nông sản chất lượng cao, năng suất lớn và có khả năng phát triển sâu thị trường trong nước cùng với mở rộng đáng kể thị trường ngoài nước. Mô hình tổ chức vận hành hiệu quả nhất là hợp tác xã kiểu mới, trang trại và doanh nghiệp, tập đoàn kinh doanh được phát triển. Thực trạng này cho thấy tư duy kinh tế nông nghiệp là sự lựa chọn chiến lược trong phát triển.
Một số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch trạng thái
Hầu hết các nước theo nền kinh tế thị trường đều phát triển nông nghiệp theo mô hình kinh tế nông nghiệp, theo đó, nền nông nghiệp phát triển dưới tác động của động lực trực tiếp và lâu dài là cung - cầu thị trường. Nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ phát triển thông qua các công cụ phù hợp. Cơ cấu nội bộ ngành được xây dựng khoa học và chuỗi giá trị từng loại hàng được phát triển.
Việc chuyển dịch tư duy đồng bộ, kịp thời góp phần huy động hiệu quả và phát huy nguồn lực phát triển tối ưu, loại bỏ được tình trạng đầu tư kém hiệu quả hay tình trạng lãng phí. Đây là phương thức phát triển nông nghiệp phù hợp với xu hướng chung của ngành trên toàn cầu. Chính vì vậy, thời gian tới cần làm tốt các vấn đề sau:
Thứ nhất, tăng cường thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức trong phát triển nông nghiệp, từ đó, xây dựng kế hoạch hành động hợp lý và bao trùm từ nhà hoạch định chính sách đến doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình và từng nông dân. Cần có các chương trình truyền thông hiệu quả, như hội thảo khoa học, hội chợ, triển lãm, diễn đàn, tập huấn, phong trào, phương tiện thông tin đại chúng về chuyển đổi mô hình phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế nông nghiệp. Đầu tư xây dựng các mô hình tổ chức kinh tế nông nghiệp theo hướng khoa học dựa trên các tiến bộ công nghệ, thành tựu phát triển nông nghiệp và khoa học quản trị hiệu quả cao để làm thành mô hình tổ chức điển hình tạo sức lan tỏa ảnh hưởng đến nhận thức và hành động của ngành, doanh nghiệp, cộng đồng, hợp tác xã, hộ gia đình và người nông dân..
Thứ hai, cần coi trọng chuyển dịch cơ cấu nội ngành để phát huy triệt để lợi thế so sánh của ngành, hình thành cơ cấu ngành mới, hiệu quả cao. Có cơ chế xây dựng cơ cấu ngành theo hướng có các ngành nền tảng chi phí thấp, như sản xuất thiết bị, vật tư nông nghiệp, công nghệ số nông nghiệp, công nghệ sinh học, chế biến nông sản. Lấy xu hướng vận động của thị trường trong nước và toàn cầu làm động lực điều chỉnh cơ cấu nội ngành. Xu hướng tiêu dùng nông sản xanh, sạch, chất lượng cao, giàu chất dinh dưỡng và phát thải ròng thấp, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn lực đất đai, lao động, năng lượng là phương tiện để chuyển dịch cơ cấu hiệu quả. Xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp dựa trên mối quan hệ nội ngành và quan hệ giữa nông nghiệp với công nghiệp, giảm thiểu sự lãng phí các nguồn lực và tăng giá trị toàn ngành.
Thứ ba, xây dựng các chuỗi giá trị nông nghiệp theo hướng tối đa hóa lợi ích từng tác nhân trong chuỗi và lợi ích cả chuỗi. Chuỗi giá trị này cần lấy các doanh nghiệp Việt Nam làm tác nhân đầu nguồn với những thế mạnh về năng lực đáng kể trong cung ứng nguồn hàng quy mô lớn, chất lượng cao, tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật, tiêu chuẩn chuỗi cung ứng xanh và bền vững, bảo đảm khả năng chi phối hoặc gây ảnh hưởng cả chuỗi. Đồng thời, cần xây dựng hệ thống phân phối ổn định đến cả thị trường trong nước và ngoài nước với mạng lưới tiêu thụ kịp thời, phạm vi rộng, bảo vệ lợi ích của cả chuỗi. Bên cạnh các kênh tiêu thụ truyền thống, cần đầu tư phát triển các nền tảng, ứng dụng và quy trình tiêu thụ trực tuyến, phát triển các loại kênh tiêu thụ mới, các sàn giao dịch hiện đại, kết nối quốc tế, được bảo hiểm rủi ro cao nhất.
Thứ tư, hoàn thiện thể chế phát triển kinh tế nông nghiệp trong điều kiện mới với các tiêu chuẩn phát triển bền vững, phát triển bao trùm, thích ứng biến đổi khí hậu, xây dựng hệ sinh thái vận hành để giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Trước hết, các luật liên quan đến phát triển thị trường các yếu tố đầu vào kinh tế nông nghiệp, như đất đai, lao động, vốn, công nghệ, dịch vụ nông nghiệp cần được hoàn thiện để tạo tiền đề phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng lấy điều tiết thị trường làm chỗ dựa cơ bản. Đồng thời, cần bảo đảm tính minh bạch cao của môi trường kinh doanh, giảm thiểu rào cản và chí phí, phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp đồng bộ, hình thành các vùng nông sản công nghệ cao, bền vững, có khả năng lan tỏa cả trong nước và ngoài nước. Đồng thời, cần đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao trong nông nghiệp có đủ năng lực phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp đất nước theo tư duy kinh tế nông nghiệp như các nhà nông học hàng đầu, chuyên gia công nghệ nông nghiệp, kỹ sư trình độ cao và đội ngũ lao động chuyên nghiệp./.