Nguyễn Đỗ Lăng Quê Ở Đầu

Nguyễn Đỗ Lăng Quê Ở Đầu

- Chủ tịch Apec Group là Ông Nguyễn Đỗ Lăng( Lăng Apec)  – nhà sáng lập và chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Châu Á – Thái Bình Dương ( gọi tắt là Apec Group ). Ông đồng thời cũng đang là thành viên HĐQT của Công ty cổ phần đầu tư IDJ Việt Nam.

- Chủ tịch Apec Group là Ông Nguyễn Đỗ Lăng( Lăng Apec)  – nhà sáng lập và chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Châu Á – Thái Bình Dương ( gọi tắt là Apec Group ). Ông đồng thời cũng đang là thành viên HĐQT của Công ty cổ phần đầu tư IDJ Việt Nam.

Nhóm doanh nghiệp 'họ' Apec đồng loạt thay ghế Chủ tịch

VietTimes – APS, API và IDJ đồng loạt thông báo thay đổi nhân sự cấp cao sau khi lãnh đạo Apec Group Nguyễn Đỗ Lăng bị khởi tố về tội "Thao túng thị trường chứng khoán".

CTCP Chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương (Mã CK: APS), CTCP Đầu tư Châu Á – Thái Bình Dương (Mã CK: API) và CTCP Đầu tư IDJ Việt Nam (Mã CK: IDJ) vừa ra phát đi thông báo về việc thay đổi loạt nhân sự cấp cao.

Cụ thể, Hội đồng quản trị (HĐQT) APS và IDJ bầu ông Vũ Trọng Quân giữ chức Chủ tịch HĐQT thay ông Phạm Duy Hưng. HĐQT APS bổ nhiệm ông Nguyễn Quang Huy làm người phụ trách công bố thông tin, giao bà Lã Thị Quy phụ trách kế toán.

Trong khi đó, HĐQT API đã bầu ông Nguyễn Văn Ly làm Chủ tịch HĐQT thay cho bà Nguyễn Thị Thanh. Ông Ly cũng sẽ kiêm nhiệm vai trò người phụ trách công bố thông tin của API.

Trước đó, như VietTimes đã đưa tin, Cơ quan An ninh điều tra - Công an Tp Hà Nội đã tống đạt quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Phạm Duy Hưng, ông Nguyễn Đỗ Lăng và 3 cá nhân khác liên quan đến vụ án hình sự thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại xảy ra tại APS, API và IDJ.

Dù không trực tiếp nắm giữ 'trọng ghế' Chủ tịch ở các thành viên nổi bật của 'hệ sinh thái' Apec Group, ông Nguyễn Đỗ Lăng vẫn được thị trường xem như 'linh hồn', 'nhà lãnh đạo' của nhóm doanh nghiệp này.

Nhiều nhà đầu tư từng ấn tượng mạnh mẽ với ông Nguyễn Đỗ Lăng sau màn hô hào cổ đông APS - nơi vị doanh nhân sinh năm 1974 đảm nhiệm cương vị Tổng giám đốc - 'gồng lãi' tại Đại hội đồng cổ đông diễn ra vào chiều ngày 16/11/2021. Tuy nhiên, sau đó không lâu, APS và các cổ phiếu 'họ' APEC rơi sâu, theo đà giảm chung của thị trường.

Tính đến hết phiên sáng 30/6, các cổ phiếu APS, API và IDJ đều giảm kịch biên độ với hàng chục triệu cổ phiếu dư bán giá sàn./.

Ngày 28/6, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan ANĐT vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thao túng thị trường chứng khoán, xảy ra tại Công ty CP Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương (HNX: APS); Công ty CP Đầu tư châu Á - Thái Bình Dương (HNX: API) và Công ty CP Đầu tư IDJ Việt Nam (HNX: IDJ).

Đồng thời, CQĐT ra Quyết định Khởi tố bị can, Lệnh tạm giam đối với 5 bị can về tội Thao túng thị trường chứng khoán quy định tại Điều 211 Bộ luật hình sự 2015, gồm:

1. Nguyễn Đỗ Lăng (sinh năm 1974, trú tại 12AT3 Khu đô thị Nam Thăng Long, phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội): Tổng Giám đốc Công ty CP chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương.

2. Phạm Duy Hưng (sinh năm 1979, trú tại số nhà 14 Q27, ngõ 136 Nguyễn An Ninh, phường Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội): Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương.

3. Huỳnh Thị Mai Dung (sinh năm 1975, trú tại 12AT3 Khu đô thị Nam Thăng Long, phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội): vợ ông Nguyễn Đỗ Lăng.

4. Nguyễn Thị Thanh (sinh năm 1981, trú tại số 29/267 Bồ Đề, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội): Kế toán trưởng Công ty CP chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương.

5. Phạm Thị Đức Việt (sinh năm 1982, trú tại P807 tòa N01 T5 Ngoại giao đoàn, phường Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội): Phó phòng dịch vụ khách hàng Công ty CP chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương.

VKSND TP Hà Nội đã phê chuẩn các Quyết định tố tụng trên.

Hiện, Cơ quan ANĐT Công an TP Hà Nội đang tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án và xử lý theo quy định của pháp luật.

Trước đó, ngày 22/6, Cơ quan ANĐT Công an TP Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Thao túng thị trường chứng khoán" xảy ra tại APS, IDJ và API.

Sau khi nhận được thông báo, ngày 23/6, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã yêu cầu 3 doanh nghiệp nói trên thực hiện công bố thông tin theo quy định và báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán theo quy định của pháp luật.

Phản hồi về thông tin này, nhóm doanh nghiệp "họ" Apec khẳng định không phải chủ thể có liên quan và/hoặc có những hoạt động liên quan đến vụ việc trên.

Sự việc hoàn toàn không tác động hoặc làm thay đổi các định hướng dài hạn cũng như hoạt động bình thường của các công ty, cũng như không ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng, cổ đông và các đối tác đang có giao dịch, hợp tác.

Vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra và chưa có kết luận chính thức. Khi có các thông tin cụ thể, công ty sẽ cập nhật đầy đủ, kịp thời đến quý khách hàng, đối tác và các cổ đông.

Màn tái xuất của ông Nguyễn Đỗ Lăng khiến bộ ba cổ phiếu APS, API và IDJ phủ sắc tím. Song so với thời điểm vị doanh nhân này hô hào 'gồng lãi', sắc tím đã nhạt đi rất nhiều.

Màn tái xuất của ông Nguyễn Đỗ Lăng khiến bộ ba cổ phiếu APS, API và IDJ phủ sắc tím. Song so với thời điểm vị doanh nhân này hô hào 'gồng lãi', sắc tím đã nhạt đi rất nhiều. Đầu tuần này, ‘chứng trường’ được một phen xôn xao khi bộ ba cổ phiếu APS, API và IDJ ‘nhà’ Apec đồng loạt tăng kịch trần ngay trong những phút giao dịch đầu tiên và đóng cửa trong sắc tím, bất chấp việc cả ba vẫn đang bị Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) duy trì diện cảnh báo và kiểm soát. Sự hưng phấn tiếp tục được duy trì sang phiên giao dịch hôm nay. Khi thị trường vừa mở cửa, nhóm cổ phiếu này đã ‘tím lịm’ và liên tục 'cháy hàng'

Nhóm cổ phiếu Apec đã có phiên thứ hai liên tiếp tăng kịch trần trong tình trạng trắng bên bán

Đáng nói, diễn biến này xảy ra ngay sau khi ông Nguyễn Đỗ Lăng - nguyên Chủ tịch Apec Group, cựu Thành viên HĐQT Công ty CP Đầu tư Châu Á – Thái Bình Dương (HNX: API) có màn tái xuất bất ngờ tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 hôm 10/5 của doanh nghiệp này. Không thể phủ nhận, dù không còn những danh xưng trước kia song tầm ảnh hưởng của ông Lăng tại hệ sinh thái Apec vẫn là rất lớn.

Cũng cần nói thêm, đây là lần đầu tiên vị doanh nhân này xuất hiện trước cổ đông sau gần 1 năm nhận quyết định khởi tố, bắt tạm giam về tội thao túng thị trường chứng khoán từ Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hà Nội.

Trong ngày trở lại, vẫn với phong cách quen thuộc, ông Nguyễn Đỗ Lăng xuất hiện trong chiếc áo dài cách tân, hình ảnh người ta vẫn thường thấy trong những lần vị doanh nhân này điều hành tham gia ĐHĐCĐ. Chỉ khác là, lần này, ông Lăng không còn đảm nhận bất kỳ chức vụ nào và bản thân ông vốn không có ý định tham gia cuộc họp mà dự định chỉ ở phía sau hậu trường.

Ông Nguyễn Đỗ Lăng bất ngờ xuất hiện tại ĐHĐCĐ thường niên 2023 của

Vẫn là những câu nói có phần mỹ miều “Xin chào các quý vị cổ đông yêu quý, thân thương”, vẫn là những lời khẳng định “Cam kết của Apec vẫn là sự chắc chắn” nhưng ông Lăng lại không hoàn toàn chắc chắn về vụ án mình có liên quan: “Hy vọng sắp tới các cơ quan điều tra có kết luận là mình không có vấn đề gì cả, lúc đấy thì tất cả cùng vui”.

Có lẽ, đây là lần xuất hiện ít ‘rầm rộ’ nhất của vị doanh nhân này. Trước đó, cái tên Nguyễn Đỗ Lăng từng có nhiều màn “lên sóng” hoành tráng.

Ông Nguyễn Đỗ Lăng bắt đầu thu hút sự chú ý trên thương trường vào năm 2006 khi thành lập liên tiếp hai doanh nghiệp là Công ty CP Đầu tư Châu Á – Thái Bình Dương (API) và Công ty CP Chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương (APS). Đây là hai trong số ba trụ cột chính của hệ sinh thái Apec Group sau này.

Thời điểm đó, với số vốn điều lệ 60 tỷ đồng, APS là một trong những công ty chứng khoán khá lớn. Cũng cần nói thêm, vào thời điểm mới thành lập, những cái tên đời đầu như SSI, BSC, BVSC… thậm chí còn không có mức vốn cao bằng APS.

Cụ thể, năm 1999, vốn điều lệ của SSI chỉ ở mức 6 tỷ đồng, trong khi BSC là 55 tỷ đồng, còn BVSC là 43 tỷ đồng. Ra đời trong bối cảnh các công ty chứng khoán ‘đua nhau’ tăng vốn và lên sàn, không chịu đứng ngoài cuộc chơi, APS của ông Lăng cũng liên tục tăng vốn và ‘gia nhập’ thị trường chứng khoán. Năm 2009, hơn hai năm sau khi thành lập, doanh nghiệp này ra mắt sàn UPCoM và một năm sau đó thì chuyển sang HNX.

Cũng với tiến trình tương tự, ‘người anh em’ của APS là API cũng lên sàn UPCoM năm 2009 và chuyển sang HNX vào năm 2010, đồng thời đặt chân vào lĩnh vực bất động sản với dự án Trung tâm thương mại Thái Nguyên quy mô 1.239 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Đỗ Lăng gây dấu ấn với việc thành lập rồi cùng lúc đưa bộ đôi

Không chỉ gây dấu ấn bằng việc thành lập rồi cùng lúc đưa cả hai doanh nghiệp lên sàn, ông Nguyễn Đỗ Lăng còn khiến dư luận phải trầm trồ với ‘profile’ khủng. Vị doanh nhân người Bắc Ninh sinh năm 1974 sở hữu bằng Thạc sĩ Kinh tế tại Đại học Trento (Ý) và từng có thời gian làm việc tại nước ngoài. Năm 1998, ở tuổi 24, khi còn khá trẻ, ông Lăng đã là Giám đốc điều hành Công ty Prometeo (Ý).

Sau khi về nước lập nghiệp, ông đã đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Tư vấn quốc tế Cát Tường – CIC trong suốt 6 năm, từ năm 2000 đến năm 2006. Năm 2006, khi sáng lập hệ sinh thái Apec Group, ông Nguyễn Đỗ Lăng giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc APS và Chủ tịch của API.

Dưới sự dẫn dắt của ông Lăng, APS được đánh giá là công ty chứng khoán có tiềm năng lớn. Năm 2013, Asean Small Cap Fund và Luceme Enterprise Ltd đã rót tiền vào APS và trở thành cổ đông lớn của công ty này với tỷ lệ sở hữu lần lượt là 6,39% và 6,08%. Trong khi đó, API liên tục mở rộng quỹ đất từ Bắc vào Nam.

Đến năm 2015, hệ sinh thái Apec tiếp tục được mở rộng với sự kiện ông Nguyễn Đỗ Lăng gia nhập Công ty Đầu tư IDJ Việt Nam với tư cách Thành viên HĐQT. Thời điểm đó, API cũng là cổ đông lớn nhất của IDJ với tỷ lệ sở hữu hơn 20%. Đáng chú ý, kể từ khi xuất hiện của doanh nhân Bắc Ninh, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp này được cải thiện rõ rệt.

Ngoài ra, ông Lăng còn có nhiều năm giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Cotana (HNX: CSC) - một doanh nghiệp nằm ngoài hệ sinh thái Apec Group.

Khối tài sản nghìn tỷ và màn hô ‘gồng lãi’ chấn động năm 2021

Năm 2021, cái tên Nguyễn Đỗ Lăng trở thành tâm điểm của sự chú ý khi bộ ba cổ phiếu APS, API và IDJ đồng loạt “nổi sóng”, đưa vị doanh nhân này lọt top 200 người giàu nhất sàn chứng khoán.

Cụ thể, tháng 8/2021, API bắt đầu “nổi sóng” và đến phiên 8/11/2021 rồi đạt mức 100.300 đồng/cp trong phiên 8/11/2021, trở thành một trong những cổ phiếu đắt đỏ nhất sàn chứng khoán. Trong thời gian này, IDJ ‘phi nước đại’ và đạt tới 74.800 đồng/cp trong phiên 15/11/2021, tăng trưởng 400% sau nửa năm. Tương tự, từ vùng ‘trà đá’, APS leo một mạch lên mức đỉnh 60.000 đồng/cp. Tính số cổ phần mà ông Nguyễn Đỗ Lăng cùng vợ sở hữu, khối tài sản của vị doanh nhân này lên đến cả nghìn tỷ đồng.

Màn hô hào 'gồng lãi' kinh điển năm 2021 của ông Nguyễn Đỗ Lăng

Vào chính thời điểm cổ phiếu trong cơn sốt nóng, tại phiên họp ĐHĐCĐ bất thường diễn ra vào chiều ngày 16/11/2021 của APS, ông Lăng và cộng sự gây chú ý khi quàng khăn tím – màu đặc trưng của dòng cổ phiếu Apec khi đó, hô hào cổ đông “quyết tâm gồng lãi”.

Cũng trong tháng 11/2021, Tập đoàn Apec đã tổ chức buổi tọa đàm “Đại cách mạng nhà ở xã hội giải quyết 10 triệu căn nhà ở xã hội 5 sao cho 40 triệu người Việt Nam”. Tại buổi Toạ đàm, Chủ tịch Nguyễn Đỗ Lăng tuyên bố thành lập Tổng Công ty đầu tư và Phát triển nhà ở xã hội 5 sao Việt Nam quy mô 10.000 tỷ đồng để thực hiện một cuộc “đại cách mạng”, phấn đấu hoàn thành khoảng 10 triệu căn hộ nhà ở xã hội 5 sao trong vòng 10 năm.

Những lời hứa hẹn chưa thành hiện thực

Không lâu sau đợt tăng sốc hồi tháng 11/2021, bộ ba cổ phiếu ‘nhà APEC’ đồng loạt rơi sâu, vẽ chiều xuống của hình cây thông, khiến nhóm cổ đông ‘đu đỉnh’ chỉ biết ngậm ngùi. Đến năm 2023, bộ ba này bắt đầu ghi nhận sự tăng trưởng trở lại.

Trước những diễn biến tích cực này, tại ĐHĐCĐ thường niên của APS diễn ra ngày 8/6/2023, ông Nguyễn Đỗ Lăng khẳng định trong tương lai, thị giá cổ phiếu này tăng gấp đôi, gấp ba lần hiện tại và nhóm cổ phiếu Apec sẽ trở thành ‘hoa hậu’ trong năm 2023.

Tuy nhiên, nửa tháng sau đó, ngày 23/6/2023, ông Lăng cùng vợ là bà Huỳnh Thị Mai Dung và 3 bị can khác đã bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi thao túng 3 cổ phiếu APS, API và IDJ, thu lợi bất chính tổng số tiền hơn 157 tỷ đồng.

Năm 2023, ông Nguyễn Đỗ Lăng từng khẳng định bộ ba cổ phiếu Apec sẽ tăng trở lại và trở thành ‘hoa hậu’

Biến cố này đã khiến nhóm cổ phiếu Apec cũng đã ‘lao dốc’ thê thảm, còn nhóm cổ đông tin vào lời ‘gồng lãi’ vẫn ‘mắc kẹt’ trên đỉnh ngọn thông. Gần một năm sau biến cố của nhóm lãnh đạo, bộ ba APS, API và IDJ đã mất khoảng 60% thị giá. Còn nếu so với mức đỉnh thiết lập hồi giữa tháng 11/2021, thị giá của nhóm này đã “bốc hơi” 80 - 90%.