Sản Phẩm Trí Tuệ Nhân Tạo

Sản Phẩm Trí Tuệ Nhân Tạo

Trong khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo hay AI (tiếng Anh: artificial intelligence), đôi khi được gọi là trí thông minh nhân tạo, là trí thông minh được thể hiện bằng máy móc, trái ngược với trí thông minh tự nhiên của con người. Thông thường, thuật ngữ "trí tuệ nhân tạo" thường được sử dụng để mô tả các máy móc chủ(hoặc máy tính) có khả năng bắt chước các chức năng "nhận thức" mà con người thường phải liên kết với tâm trí, như "học tập" và "giải quyết vấn đề".[2][3]

Trong khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo hay AI (tiếng Anh: artificial intelligence), đôi khi được gọi là trí thông minh nhân tạo, là trí thông minh được thể hiện bằng máy móc, trái ngược với trí thông minh tự nhiên của con người. Thông thường, thuật ngữ "trí tuệ nhân tạo" thường được sử dụng để mô tả các máy móc chủ(hoặc máy tính) có khả năng bắt chước các chức năng "nhận thức" mà con người thường phải liên kết với tâm trí, như "học tập" và "giải quyết vấn đề".[2][3]

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giáo dục

AI có một số ứng dụng tiềm năng trong lĩnh vực giáo dục thông minh. Công nghệ này có thể tự động hóa những quy trình điểm danh, chấm điểm, dạy kèm,...

Công cụ AI cũng có khả năng đánh giá hiệu suất, năng lực của học sinh và điều chỉnh phương pháp học tập phù hợp với nhu cầu cá nhân của họ, tạo điều kiện cho trải nghiệm học tập được cá nhân hóa hơn, cho phép học sinh học theo tốc độ và chương trình của riêng mình.

Gia sư AI hỗ trợ học sinh học bất cứ khi nào họ muốn, đảm bảo học sinh đi đúng hướng. Công nghệ này cũng đang góp phần thay đổi nơi học và cách học truyền thống, thậm chí có thể thay đổi vai trò của cả giáo viên và nhà trường trong tương lai.

Khả năng của LLM, ví dụ những công cụ như ChatGPT và Google Gemini, phát triển hơn giúp giáo viên tạo tài liệu giảng dạy và thu hút học sinh theo những cách mới mẻ.

Tuy nhiên, sự ra đời của những công cụ này cũng buộc các nhà giáo dục phải xem xét lại hoạt động hoạt động học tập trên lớp và tại nhà, kiểm tra và sửa đổi những chính sách chống đạo văn.

Giáo dục thông minh là một trong những xu hướng sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai - Ảnh: Internet

Trí tuệ nhân tạo ứng dụng trong y tế

Hiện nay, AI được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe con người với mục tiêu chung là cải thiện kết quả điều trị cho bệnh nhân và giảm chi phí.

Một trong những ứng dụng chính là sử dụng mô hình học máy được đào tạo trên các tập dữ liệu y tế lớn để hỗ trợ chuyên gia y tế đưa ra chẩn đoán nhanh, chính xác hơn.

Nguồn dữ liệu khổng lồ về hình ảnh, bệnh lý, chỉ số cơ thể,… sẽ được dán nhãn, nhập vào máy tính, sắp xếp, xử lý,… Từ đó, máy tính sẽ nhận diện, phân loại và đưa ra chẩn đoán dựa trên tình trạng bệnh nhân.

Một ứng dụng nổi bật khác của AI trong y tế có thể kể đến nghiên cứu và phát triển thuốc chữa bệnh. Đây là quá trình vô cùng tốn kém, mất rất nhiều thời gian. Nhờ áp dụng thành công AI vào các giai đoạn, quá trình nghiên cứu sẽ được tối ưu chi phí, thời gian và mang lại hiệu quả cao hơn.

Ngoài ra, AI còn được ứng dụng trong phân tích dữ liệu sức khỏe, quản lý hồ sơ y tế, y tá ảo, khám chữa bệnh từ xa,...

Xem thêm bài viết: Trí tuệ nhân tạo (AI) trong Y tế - Chăm sóc sức khỏe

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo đã góp phần làm thay đổi cách thức tiếp cận khách hàng mục tiêu, cải thiện trải nghiệm khách hàng, lập kế hoạch chiến lược và ra quyết định.

Nhờ vào công nghệ AI, doanh nghiệp cung cấp quảng cáo vào đúng thời điểm, đúng đối tượng tiềm năng dựa trên việc phân tích đặc điểm nhân khẩu học, thói quen, hành vi và nội dung mà khách hàng quan tâm, tìm kiếm. Từ đó, những gợi ý được đưa ra theo cách cá nhân hóa, phù hợp với từng khách hàng.

Trợ lý ảo và chatbot thông minh cũng được triển khai trên trang web hoặc trang thương mại điện tử của doanh nghiệp nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7, trả lời câu hỏi thường gặp.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng đang khám phá khả năng vô tận của những công cụ AI tạo sinh như ChatGPT để tự động hóa các tác vụ như soạn thảo và tóm tắt văn bản, sáng tạo nội dung, thiết kế, đưa ra ý tưởng sản phẩm và lập trình máy tính.

Ứng dụng AI trong giao thông thông minh

Sử dụng AI nhằm mục đích quản lý giao thông đã trở nên rất phổ biến tại nhiều quốc gia trên khắp thế giới.

Hệ thống giao thông thông minh (ITS - Intelligent Transport System) tích hợp trí tuệ nhân tạo với các chức năng nhận diện phương tiện, phát hiện hành vi vi phạm an toàn giao thông, điều khiển liên động thiết bị và phần mềm để xử lý sự cố hiệu quả, giám sát an ninh trật tự công cộng, thu phí và kiểm soát tải trọng xe tự động,...

Đặc biệt, trong lĩnh vực vận tải, sự ra đời của xe tự lái trang bị AI cũng góp phần mang lại lợi ích kinh tế cao hơn khi cắt giảm được chi phí vận hành, tối ưu lộ trình vận chuyển và hạn chế tình trạng tai nạn nguy hiểm đến tính mạng con người.

Cao tốc Nha Trang - Cam Lâm hiện là một trong những con đường thông minh nhất Việt Nam với hệ thống ITS toàn diện được triển khai bởi Elcom - Ảnh: Internet

Làm việc trong môi trường nguy hiểm

AI được áp dụng để chế tạo robot tự động khám phá đại dương, vũ trụ; Robot cứu nạn, rà soát bom mìn,... Chúng sẽ thay thế con người làm việc ở nơi tiềm ẩn rủi ro.

Trong sản xuất, robot AI sử dụng cho mục đích thực hiện nhiệm vụ lặp đi lặp lại, chiếm nhiều thời gian như vận chuyển trong nhà máy, kiểm kho, đóng gói,... hoặc những công việc nguy hiểm nhằm giảm rủi ro cho người lao động và tăng năng suất chung.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong thực tiễn

Ở các thành phố thông minh hiện nay, AI được sử dụng để nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành và trải nghiệm người dùng trong nhiều lĩnh vực: Giao thông, chuyển đổi số cơ quan nhà nước, giáo dục, y tế, sản xuất kinh doanh, nghệ thuật, sáng tạo nội dung,...

Đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu và phát triển

AI góp phần đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu và phát triển (R&D - Research & Development) trong nhiều lĩnh vực.

Ví dụ, thông qua mô phỏng và phân tích nhanh chóng những kịch bản có thể xảy ra, mô hình AI giúp nhà nghiên cứu tìm ra các loại thuốc, vật liệu hoặc hợp chất mới để phòng và chữa bệnh nhanh hơn.

AI và ML ngày càng được sử dụng nhiều hơn để theo dõi những thay đổi về môi trường, dự đoán sự kiện thời tiết trong tương lai và quản lý kế hoạch bảo tồn. Mô hình máy học hỗ trợ xử lý hình ảnh vệ tinh và dữ liệu cảm biến để theo dõi rủi ro cháy rừng, mức độ ô nhiễm và quần thể động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng.

AI được sử dụng để hợp lý hóa và tự động hóa những quy trình phức tạp trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

Ví dụ, mô hình AI xác định tình trạng kém hiệu quả và dự đoán điểm nghẽn trong quy trình sản xuất. Ở lĩnh vực năng lượng, chúng dự báo nhu cầu điện và phân bổ nguồn cung theo thời gian thực hiệu quả.

Tiết kiệm thời gian và tăng năng suất

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, năng suất lao động của con người chỉ đạt tối đa từ 3-4h một ngày. Con người cần thời gian để cân bằng giữa công việc và cuộc sống, nhu cầu cá nhân.

Tuy nhiên, máy móc AI có khả năng làm việc liên tục trong thời gian dài mà không cần nghỉ ngơi. Nó hỗ trợ xử lý đa tác vụ với hiệu năng cao, đồng thời làm những công việc lặp đi lặp lại mà không thấy buồn chán.

Hệ thống AI có tốc độ xử lý cực kỳ nhanh nhờ vào phần cứng mạnh mẽ, hỗ trợ thu thập thông tin và xử lý trong thời gian thực như camera giám sát, xe tự hành,…

AI trong phát triển phần mềm và CNTT

AI được sử dụng để tự động hóa nhiều quy trình trong phát triển phần mềm, DevOps và công nghệ thông tin (CNTT).

Ví dụ, công cụ AIOps cho phép bảo trì dự đoán môi trường CNTT bằng cách phân tích dữ liệu hệ thống. Từ đó, sự cố tiềm ẩn được dự báo trước khi chúng xảy ra. Các công cụ giám sát hỗ trợ AI cũng cảnh báo những bất thường tiềm ẩn theo thời gian thực dựa trên dữ liệu trong quá khứ.

Một số công cụ AI tạo sinh như GitHub Copilot và Tabnine cũng được sử dụng phổ biến để tạo mã ứng dụng dựa trên lời nhắc bằng ngôn ngữ tự nhiên (NLP - Natural Language Processing).

Mặc dù những công cụ này đã cho thấy triển vọng và thu hút sự quan tâm của các lập trình viên, nhưng chúng không có khả năng thay thế hoàn toàn kỹ sư phần mềm. Thay vào đó, chúng đóng vai trò là công cụ hỗ trợ năng suất, tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại và viết mã mẫu.

Không thể phủ nhận, công cụ AI cung cấp một loạt chức năng mới cho doanh nghiệp. Câu hỏi đặt ra là, việc sử dụng AI có mang lại ảnh hưởng tiêu cực và hệ lụy nào hay không?

Dù tốt hay xấu, các hệ thống AI phản ánh những gì chúng đã học được, nghĩa là những thuật toán này phụ thuộc rất nhiều vào dữ liệu mà chúng được đào tạo. Kho dữ liệu này do con người tập hợp và đưa vào mô hình, do đó có thể tồn tại sự thiên vị và cần theo dõi chặt chẽ.

Một vài thách thức về mặt đạo đức của AI bao gồm:

Sự thiên vị do thuật toán được đào tạo không đúng cách và định kiến ​​hoặc sự giám sát không đúng cách của con người.

Lạm dụng AI tạo ra nội dung giả mạo, lừa đảo và những nội dung độc hại khác.

Mối quan ngại về mặt pháp lý, bao gồm vấn đề bản quyền, bôi nhọ,...

Gia tăng tỷ lệ thất nghiệp do việc sử dụng AI ngày càng lớn để tự động hóa các nhiệm vụ tại nơi làm việc.

Mối quan ngại về quyền riêng tư dữ liệu, đặc biệt là trong các lĩnh vực như ngân hàng, chăm sóc sức khỏe và pháp lý liên quan đến dữ liệu cá nhân nhạy cảm.

Xem thêm bài viết: Những vấn đề đạo đức trong trí tuệ nhân tạo (AI)

Nhìn chung, trí tuệ nhân tạo đã và đang cách mạng hóa nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Tuy nhiên, công nghệ này không thể thay thế hoàn toàn con người mà chỉ hỗ trợ thực hiện công việc, nhiệm vụ một cách hiệu quả hơn.

https://www.techtarget.com/searchenterpriseai/definition/AI-Artificial-Intelligence

Đây là số ít chương trình thạc sĩ tại khu vực được thẩm định chất lượng bởi đại học Ivy Leaguage danh tiếng của Hoa Kỳ - Cornell.

Chương trình Thạc sĩ quản lý sản phẩm trí tuệ nhân tạo là sự kết hợp độc đáo giữa chuyên môn công nghệ và kiến thức nền tảng về quản lý, giúp trang bị cho học viên những kỹ năng và kiến thức cần thiết để phát triển và đưa ra thị trường các sản phẩm công nghệ đột phá, từ đó giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp và xã hội trong kỷ nguyên số.

VinUni ký kết hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu.

Chương trình bao gồm các môn học về tư duy thiết kế, quản lý dự án, quản lý chiến lược, khoa học máy tính, xác suất thống kê và nhiều lĩnh vực liên quan khác. Những kiến thức và kỹ năng này được thiết kế nhằm trang bị cho học viên khả năng dẫn dắt và đổi mới trong môi trường công nghệ không ngừng phát triển.

Với kim chỉ nam đào tạo theo hướng thực chiến, 24% thời gian học tập của chương trình sẽ dành cho việc trực tiếp tham gia phát triển sản phẩm AI cho các doanh nghiệp uy tín và các công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam thuộc hệ sinh thái Vingroup.

Đối với học viên đến từ doanh nghiệp, kiến thức thu được từ chương trình có thể được ứng dụng vào việc giải quyết các vấn đề thực tế tại nơi làm việc, dưới sự hướng dẫn tận tình của các giảng viên kinh nghiệm. Tất cả những trải nghiệm thực tế ngành nói trên sẽ nằm trong cấu phần "hòa nhập ngành", được thiết kế với ba giai đoạn trải dài ba học kỳ của chương trình, giúp học viên chuyển đổi từ lý thuyết sang thực hành hiệu quả.

Tiến sĩ Lê Duy Dũng, Giám đốc chương trình VinUni, cho biết điểm đặc biệt là chương trình được xây dựng với sự kết hợp mượt mà giữa lý thuyết và thực hành. "Quan trọng nhất là phải hướng đến giải quyết những bài toán mang tính thực tiễn cao để sinh viên có thể tự tin bước ra thị trường, tạo nên những sản phẩm đột phá có tiềm năng thay đổi toàn thế giới", TS. Dũng nói.

Giáo sư Cornell Max J. Pfeffer, Giám đốc Điều hành dự án Cornell-VinUniversity.

Theo Giáo sư Max J. Pfeffer, Giám đốc Học thuật Dự án Cornell-VinUni, đội ngũ giảng viên uy tín từ Đại học Cornell trong vai trò thẩm định chuyên môn đã đánh giá cao chương trình Thạc sĩ quản lý sản phẩm AI của Trường Đại học VinUni. "Chương trình được thiết kế một cách toàn diện và chặt chẽ, đáp ứng xu thế tương lai", vị Giáo sư tới từ Đại học Cornell (Mỹ) khẳng định.

Khi tham gia chương trình, bên cạnh bằng Thạc sĩ của VinUni, học viên có cơ hội trúng tuyển và hoàn thành chương trình thạc sĩ thứ hai tại một trong các đại học đối tác của VinUni trong thời gian ngắn hơn do được công nhận tín chỉ đã theo học tại VinUni.

"Thạc sĩ quản lý sản phẩm AI là chương trình đầu tiên được ra mắt trong chuỗi các chuyên ngành của bằng thạc sĩ quản trị công nghệ thông tin Trường Đại học VinUni, bao gồm: quản lý sản phẩm AI, khoa học dữ liệu, tối ưu hóa doanh nghiệp và an ninh mạng. Trong thời gian sắp tới, chương trình không chỉ hướng đến thị trường trong nước mà còn đặt mục tiêu mở rộng ra các thị trường khác như Philippines, Ấn Độ, Mexico…

VinUni là trường đại học tư thục phi lợi nhuận được thành lập bởi Tập đoàn Vingroup với sứ mệnh đào tạo nhân tài cho tương lai. Trường hợp tác với các đại học hàng đầu thế giới như Cornell và Pennsylvania, cung cấp các chương trình học tập chất lượng cao, theo chuẩn quốc tế.

Chương trình Thạc sĩ quản lý sản phẩm trí tuệ nhân tạo tại VinUni mở cổng tuyển sinh cho đến ngày 15/12/2024. Thông tin chi tiết truy cập website hoặc liên hệ với bộ phận Tuyển sinh sau đại học VinUni:

Website: https://cecs.vinuni.edu.vn/master-of-product-management-in-ai/

Email: [email protected]

Đăng ký tư vấn tuyển sinh: https://vinuni.edu.vn/graduate-admission/MPM/