Tập Làm Người Lớn Tập 1 Motphim

Tập Làm Người Lớn Tập 1 Motphim

Vị tỳ kheo không được thọ cơm quá nhiều, không còn chỗ để thọ canh, nghĩa là nhận cơm và canh vừa đầy bát mà thôi, không được dư thừa ra ngoài. Nếu sức ăn nhiều nên dùng cái bát lớn, chớ không nên dùng bát nhỏ, mà nhận cơm canh dư thừa ra ngoài, thì trông có vẻ vị tỳ kheo còn tham ăn quá độ.

Vị tỳ kheo không được thọ cơm quá nhiều, không còn chỗ để thọ canh, nghĩa là nhận cơm và canh vừa đầy bát mà thôi, không được dư thừa ra ngoài. Nếu sức ăn nhiều nên dùng cái bát lớn, chớ không nên dùng bát nhỏ, mà nhận cơm canh dư thừa ra ngoài, thì trông có vẻ vị tỳ kheo còn tham ăn quá độ.

Giới thứ bốn mươi bốn: CHẲNG ĐẶNG LE LƯỠI LIẾM THỨC ĂN

Vị tỳ kheo, khi ăn uống chẳng được le lưỡi liếm thức ăn còn dính trong chén, bát, đũa, nĩa v.v..

Liếm thức ăn trong chén, bát, tô, đũa, nĩa, muỗng v.v.. như vậy thì có khác nào như trẻ con, ăn uống như vậy không phải là người lớn, ngoài đời người thế tục còn không ăn uống như vậy, huống chúng ta là những tu sĩ đệ tử của Đức Phật thì lại càng không nên có những hành động liếm đó.

Khi tay dính sữa, mật, đường, dầu cũng như chén, bát, đũa, nĩa v.v.. thì không được le lưỡi liếm, hoặc mút ngón tay hoặc le lưỡi liếm, hai bên mép môi, hành động làm như vậy rất khó coi giống như một con chó hoặc một con mèo đang ăn.

Vị tỳ kheo cần phải giữ gìn oai nghi tế hạnh (190) này đừng để vi phạm, vì vi phạm giới luật này, được xem là mang lớp người mà cách thức sống ăn uống là một con thú vật.

Giới này hầu hết mọi người đều vi phạm không ít thì nhiều, do đó mọi người cần nên giữ gìn nghiêm chỉnh không được để vi phạm, vì vi phạm vào hành động này, con người không thoát ra bản chất loài thú vật là ở chỗ ăn uống le lưỡi liếm. Người còn le lưỡi liếm là hành động chưa có đạo đức của con người, cần nên phải chừa bỏ. Không nên vì chút ít thực phẩm dính trong bát, đũa, nĩa, tay v.v.. mà le lưỡi liếm, để trở thành một con thú vật thì có tốt đẹp gì đâu?

Giới luật Phật dạy những hành động đạo đức làm người để vượt thoát ra khỏi hành động không đạo đức của loài thú vật. Vậy chúng ta là con người phải sửa sai những hành động không đúng này.

Làm người phải sống cho đúng những hành động làm người, thú vật là phải sống đúng hành động của loài thú vật. Vì thế giới luật đạo đức của đạo Phật đã dạy từng hành động để làm Người và làm Thánh Nhân, tránh xa những hành động làm loài thú vật.

Quả là kết quả của sự tu tập, như quả “tu đà hoàn”. Ai đã đạt được quả tu đà hoàn là được nhập vào dòng Thánh, có nghĩa là hành động hằng ngày của chúng ta sống đúng những hành động đạo đức của các bậc Thánh. Do những hành động sống đúng đạo đức đó, đó là kết quả được nhận vào dòng Thánh, chứ không phải nhập vào thiền này thiền nọ mà chứng quả Tu Đà Hoàn. Thế mà, các vị tỳ kheo tăng và tỳ kheo ni thời nay, có ai được nhận nhập vào dòng Thánh đâu? Vì giới luật đã vi phạm.

Chỉ vì họ không có những hành động đạo đức của Thánh Nhân. Muốn nhận xét một người tu chứng quả Tu Đà Hoàn cũng không phải khó khăn lắm, chỉ cần nhìn thấy đời sống của họ qua hành động đạo đức trong giới luật Phật đã dạy, nếu hành động của họ phạm giới phá giới, tức là còn hành động của loài thú vật thì không thể nào là những hành động đạo đức của con người và Thánh Nhân được.

Loài thú vật thì phải có những hành động của loài thú vật, không thể hành động thú vật là hành động con người được, con người không học đạo đức Thánh Nhân thì không thể nào sống có những (192) hành động đạo đức của Thánh Nhân được, ngược lại những bậc Thánh Nhân thường sống trong những hành động đạo đức của con người và có những hành động đạo đức hơn con người nữa, như vậy mới được gọi là Thánh Nhân.

Ngoài những hành động giới luật của Đức Phật dạy đạo đức làm người, làm Thánh Nhân, nếu sống không đúng giới luật của Đức Phật thì không thể gọi là người có đạo đức làm người và làm Thánh Nhân được.

Ví dụ: Một người bình thường không thể ăn ngày một bữa được, không thể không ngủ được, không thể sống trầm lặng độc cư được, không thể sống vô sự được, không thể ly dục ly ác pháp được, không thể tịnh chỉ mộng tưởng được, không thể tịnh chỉ hơi thở được, không thể biết được nhiều đời nhiều kiếp của mình được, không thể thấy xa ngàn dặm được, không thể diệt mầm tái sanh luân hồi được. Tất cả những hành động này là những hành động đạo đức của bậc Thánh Nhân, chỉ có những bậc Thánh Nhân sẽ làm được tất cả những đức hạnh đã kẻ trên không có khó khăn gì.

Những hành động như trên đây đã kể ra, đó là những giới luật của Đức Phật đã dạy về đạo đức làm Thánh Nhân. Thế mà tu sĩ Phật giáo thời nay lại phạm giới, phá giới, sống trong những hành động còn là súc sanh thú vật thì làm sao gọi là Thánh Nhân được? Thì làm sao gọi là (193) nhập lưu được (Tu Đà Hoàn)?

Những pháp môn giới luật tu tập để làm Thánh Nhân thì tu sĩ thời nay không tu tập, lại tu tập các pháp làm chúng sanh và còn tệ hơn nữa là làm ác quỷ để lừa đảo người, bằng mọi hình thức đủ loại gian xảo, chỉ có chiếc áo cà sa của Phật giáo và chiếc đầu cạo trọc mà thôi. (194)

Giới thứ ba mươi sáu: CHẲNG ĐẶNG VẮT CƠM LỚN MIẾNG ĐỂ ĂN

Vị tỳ kheo không nên ăn miếng cơm to quá, cũng không nên ăn miếng cơm quá nhỏ, cũng đừng ăn giống như người dâm nữ, mỗi lần ăn hai ba hột cơm. Phải ăn vừa miệng, ăn phải chậm chạp, từ tốn, nhẹ nhàng, ăn phải giống như con Tượng Vương ở trên núi tuyết, ăn miếng kia vào miệng rồi, lấy vòi tém miếng sau để sẵn, cơm trước nuốt xong và tiếp miếng cơm sau vào miệng cứ thế tuần tự cho đến khi ăn xong bữa.

Trên đây, Đức Phật dạy cách ăn uống rất rõ ràng đầy đủ oai nghi đức hạnh của một vị tỳ kheo. Cách thức ăn như vậy không thể ai chê được, kẻ phàm phu tục tử ăn nhiều cách, nhưng ta xét thấy không có cách nào ăn uống oai nghi tề chỉnh bằng cách ăn của người tu sĩ đệ tử Đức Phật.

Thế mà, vị tỳ kheo không để ý hoặc xem (168) thường lời dạy “giới luật về ăn uống” của Đức Phật đến đổi đi, đứng, nằm, ngồi, ăn uống, nói nín đều thô lỗ như kẻ phàm phu tục tử.

Vị tỳ kheo đệ tử của Đức Phật phải nhớ ăn, uống, đi, đứng, nằm, ngồi v.v.. Phải như Tượng Vương không được phạm vào một trăm giới chúng học này. Vì phạm vào một trăm giới chúng học này quý vị tỳ kheo tăng và tỳ kheo ni sẽ không bằng người có đạo đức ngoài đời và như vậy người ta sẽ khinh chê Phật Pháp cho rằng Phật giáo không có dạy đạo đức làm người và làm Thánh Nhân.

Nếu ai bảo rằng đạo Phật không có đạo đức thì hai trăm năm chục giới tỳ kheo tăng và ba trăm bốn mươi tám giới tỳ kheo ni, không phải là đạo đức của đạo Phật sao?

Đạo đức của đạo Phật rất rõ ràng và cụ thể, mỗi mỗi hành động trong cuộc sống hằng ngày đều thực hiện toàn thiện không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh thì không thể nào có ai chê trách được rằng đạo Phật không có đạo đức. Vậy mà tu sĩ Phật giáo hiện giờ luôn luôn phá giới, phạm giới tức là phá đạo đức của mình, phá đạo đức của mình tức là làm khổ mình, khổ người và làm khổ chúng sanh, cho nên phần đông tu sĩ Phật giáo hiện giờ không hiểu đạo đức của đạo Phật, họ chỉ hiểu đạo đức của đạo Phật là một (169) thứ đạo đức mê tín mà Phật Giáo Đại Thừa dựng lên. (170)

Giới thứ ba mươi bảy: ĂN CƠM CHẲNG ĐẶNG HÁ MIỆNG TO

Vị tỳ kheo, khi thọ thực không được hả miệng to để bỏ cơm vào. Hành động hả miệng to bỏ cơm vào là hành động quá thô lỗ của kẻ phàm phu tục tử, không phải của người có giáo dục đạo đức. Người tu sĩ đệ tử của Phật cần nên tránh xa hành động thô tháo này, nó thô lỗ và xem rất dị kỳ khi hả miệng to bỏ cơm vào. Cho nên Phật chế giới này là để ngăn chặn hành động ăn uống quá thô tháo của một số tỳ kheo còn tâm tham ăn, chưa chịu xả bỏ xa lìa, nhìn thấy thực phẩm đồ ăn là đã muốn bốc hốt ăn liền, làm như đã nhịn đói hai ba ngày.

Vị tỳ kheo phải tập làm chủ thắng tâm mình, đừng để tật nào tánh nấy theo kiểu phàm ăn của thế tục thì rất là khó coi và nhất là tu sĩ lại càng khó coi hơn. (171)

Hành động phi oai nghi tế hạnh như vậy sẽ làm mất phạm hạnh của vị tỳ kheo. Người đời nhìn thấy, họ sẽ xem thường các vị tỳ kheo, không những riêng một người mà chung cho tất cả các vị khác, “Một người làm xấu cả bọn mang nhơ”.

Người há miệng to ăn uống như vậy không phải tư cách của người có đạo đức. Như trong kinh giới đã dạy “ăn cơm chẳng đặng há miệng to”. Đây là một hành động đạo đức đối với mình, còn nếu tự mình làm xấu cho mình khiến mọi người khinh chê mình, phải nói hành động này là hành động thiếu đạo đức đối với bản thân.

Vậy quý vị tỳ kheo tăng và tỳ kheo ni cùng tất cả cư sĩ nam nữ và mọi người phải giữ gìn giới hạnh này để mình có đạo đức đối với mình, đừng để bị mọi người ở đời chê bai. (172)