Thời Tiết Đông Hoàng Đông Sơn Thanh Hóa

Thời Tiết Đông Hoàng Đông Sơn Thanh Hóa

Thời tiết ở Hà Đông, Ha Dong, Hanoi thời tiết hôm nay, ngày mai, 3 ngày, 7 ngày, 10 ngày, 15 ngày, những ngày này. Dự báo cho Hà Đông. Việt Nam.

Thời tiết ở Hà Đông, Ha Dong, Hanoi thời tiết hôm nay, ngày mai, 3 ngày, 7 ngày, 10 ngày, 15 ngày, những ngày này. Dự báo cho Hà Đông. Việt Nam.

Trong "vương quốc Pơ Mu" ngàn năm tuổi

Vượt hơn 130 km từ Đà Nẵng, xế trưa, chúng tôi có mặt tại xã A Tiêng cũng là huyện lỵ của Tây Giang với vài dãy phố dọc ngang hướng về quảng trường trung tâm huyện. Mọi thứ toát lên vẻ thân thương, mộc mạc và gây cảm giác buồn. Dùng tạm tô mì Quảng, sau đó tiếp tục lăn bánh theo đường đèo về phía tây hướng tới xã biên giới A Xan. Thi thoảng gặp từng nhóm phụ nữ người dân tộc Cơ Tu sau một ngày vất vả vào rừng chặt nứa, đang ngồi bên đường chẻ mỗi đốt thành một ống ngắn để sớm mai bỏ mối cho thương lái hoặc trực tiếp mang ra chợ bán cho người dân làm dụng cụ nấu chín các món: cơm lam, món Zờ Rá - món ăn nức tiếng mang đậm hương vị núi rừng Trường Sơn mà mọi người Cơ Tu đều có thể chế biến được.

Vùng lõi 'vương quốc Pơ Mu" Tây Giang nhìn từ trên cao

Đường ra biên giới dài khoảng 40 km càng lúc càng lên cao như minh chứng đang vượt đỉnh dãy Trường Sơn mà nhiều người đã nói, nó cũng khiến chiếc xe liên tục nóng máy, ì ra mỗi lúc lái qua đoạn dốc dài dù tôi đã trả về số thấp. Và những đám mây phiêu lãng lúc sà xuống xuống tận thung sâu, lúc theo gió bốc lên tỏa khắp cung đường đèo len giữa màu xanh mướt của thảm rừng dày đặc trên Đỉnh Quế ở độ cao từ 1.400m so với mặt nước biển.

Từ trạm bảo vệ rừng Bắc Sông Bung ở lưng đèo, tôi tiếp tục lái xe theo anh Mới - người dân tộc Cơ Tu băng qua con đường lởm chởm đá xanh dài 7 km để vào rừng Pơ Mu.

"Cụ cây" Pơ Mu đầu tiên chúng tôi đối mặt nằm lưng núi với thân cây mang nhiều vết rạn, cao thẳng ngọn khoảng 25m và đường kính hơn 2m, phải 6 người ôm mới vừa. Đặc biệt, trong khi phần ngọn với hàng chục cành lớn xòe ra xanh tốt đang đong đưa dưới nắng chiều thì bộ rễ sần sùi, u nần chi chít bám đầy rêu phong tạo nên hình thù con hổ đang ngồi, dáng vẻ uy nghi. Thế nên, ngoài việc đánh số định vị, "cụ" còn được bà con đặt tên cây Hổ. Đi thêm vài mươi bước là gặp "cụ" mang tên Rồng do rễ cây cuộn quanh gốc cây và trườn trên thảm lá cây rụng lâu năm, tạo thế khá đẹp. Đúng là "Rồng cuộn hổ ngồi".

Vùng lõi "vương quốc Pơ Mu" rộng chừng 450 ha bao phủ núi Zi'liêng trên độ cao 1.350m so với mặt nước biển, được người dân tộc Cơ Tu phát hiện năm 2011. Trong số 1.396 cây Pơ Mu đã được kiểm đếm, 725 cây có đường kính 1,5m trở lên đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản. Theo ông Bríu Liếc, Bí thư Huyện ủy Tây Giang: Ngoài số đông cây Pơ Mu ở đây có tuổi đời từ 250 đến 1.000 năm, một số ít trên ngàn năm tuổi, đặc biệt có một cá thể nằm tận trong rừng sâu, được xem là chúa tể của vương quốc Pơ Mu bởi đường kính hơn 4m và khi khoan lấy mẫu đã xác định 1.832 tuổi.

Dù cuộc sống hiện nay còn vô vàn khó khăn nhưng ý thức bảo vệ rừng đã ăn sâu vào tiềm thức của người Cơ Tu, nhất là rừng đầu nguồn, rừng có nhiều cây đại thụ... theo truyền thuyết là nơi trú ngụ của các vị thần bao bọc người dân sinh tồn và phát triển. Ý thức ấy đã được thể hiện qua những luật tục, hương ước giữ rừng mà bất luận ai vi phạm đều bị hội đồng già làng phạt vạ rất nặng, nếu tái phạm sẽ bị đuổi ra khỏi làng. Bên cạnh đó, việc thực hiện nghi lễ tạ ơn Mẹ rừng vào đầu năm, cúng mở cửa rừng cho phép phát nương làm rẫy hay cúng để xin hạ cây làm nhà cho dân trong làng hoặc nhà cộng đồng đều được tổ chức nghiêm ngặt.

Nếu rừng có thần thì làng có Giàng, xưa kia được người Cơ Tu thờ tại Gươl - tương tự đình làng của người Việt. Ngày nay, do yêu cầu của cuộc sống, Gươl đã trở thành nơi sinh hoạt cộng đồng của bà con trong thôn nhưng vẫn gắn liền với lễ hội hiến tế trâu bên cột lễ (cột x'nur) dựng trước Gươl - biểu tượng cho Giàng, các vị thần linh tụ về chứng giám trong sự phụ họa của tiếng cồng, chiêng, trống, tù và vang lên rộn rã.

Hơn nữa, chiêng trống sẽ tạo nhịp điệu, giai điệu cho đàn ông mặc khố, tay cầm kiếm, giáo, khiên nỏ, vừa đi quanh 2 cây nêu theo hướng ngược kim đồng hồ vừa tái hiện động tác chiến đấu, săn bắn với dáng dấp hùng dũng trong điệu múa Tơntúng. Múa cùng lúc nhưng động tác thể hiện trong vũ điệu dadăq của phụ nữ có phần uyển chuyển với đôi chân nhún quay vòng và hai cánh tay nâng cao bằng vai theo hình chữ U, mô phỏng hình ảnh đang bưng lễ vật dâng lên trời.

Làng văn hóa truyền thống Tây Giang gồm 10 moong ( nhà ở truyền thống) hướng về Gươl - điểm nhấn của làng

Những ngày rong chơi ở Tây Giang, tôi đã đặt chân tới làng văn hóa truyền thống, tọa lạc trên ngọn đồi nhìn xuống trung tâm huyện như một bảo tàng về kiến trúc nhà ở ngoài trời. Ngoài sự đồ sộ và mang tính nguyên sơ, mẫu mực của quần thể kiến trúc gồm 10 moong (nhà ở truyền thống) đại diện cho 10 xã trong huyện, 1 nhà dài, tất cả xếp thành hình bầu dục hướng về Gươl - điểm nhấn của làng, tôi cũng dễ dàng nhận thấy Gươl còn được những nghệ nhân bản địa làm đẹp phần nội thất bằng tài nghệ sơn phết, chạm trổ trên cột mệ, các cột con, thanh xà dù họ chỉ dùng dụng cụ thô sơ: dao để khắc, rìu để đẽo...; đá màu, vỏ cây làm chất liệu tô vẻ. Đặc sắc nhất là những tấm ván nguyên tấm dùng làm vách ngăn và lan can quanh Gươl, các nghệ nhân đã chạm khắc rất công phu ngay trên mặt ván để trở thành bức phù điêu liên hoàn miêu tả cảnh sinh hoạt săn bắn xưa kia ..

Trong tín ngưỡng của các dân tộc thiểu số sống ở miền núi Việt Nam, phần đông khi tiến hành lễ hội hàng năm họ luôn dựng cây nêu trong không gian nhà dài hay trước sân nhà rông nếu ở Tây nguyên, Trường Sơn... Tại Tây bắc, Đông bắc, người dân đặt ở giữa bản làng hoặc trên ruộng bậc thang... dù sắc thái văn hóa, ý nghĩa tâm linh, tên gọi, cách trang trí không giống nhau.

Tuy nhiên, với người Cơ Tu thì có phần khác biệt, khi đặt trọng tâm là cột lễ được dựng ngay vị trí giữa sân trước nhà Gươl và chia ra 3 tầng tượng trưng trời đất, con người: phần trên đỉnh cột là hình dáng của thần lúa, phần giữa cột chạm khắc nhiều cối giã gạo ôm thân cột lõm ở giữa mang ý nghĩa phồn thực, mong cho mùa màng tốt tươi, các giống loài sinh sôi, no ấm. Phía dưới chân cột, người ta gia cố một số khúc cây cho thêm vững chãi để cột trâu hiến sinh hoặc làm bàn thờ sắp lễ vật heo, gà, xôi, rượu... Riêng 2 cây nêu vốn là hai cây tre được dựng hai bên nhưng ngọn, lá của chúng võng xuống kết nối ngay trên đỉnh cột lễ tượng trưng cho sự kết giao giữa con người và thế giới thần linh.

Nghệ nhân đã chạm khắc rất công phu trên mặt ván thành bức phù điêu bao bọc quanh Gươ

Dù ở Tây Giang vỏn vẹn 2 ngày và rong ruổi khắp nơi, vậy mà khi rời huyện lỵ để tiếp tục cuộc hành trình đi Lao Bảo - Quảng Trị, trong lòng tôi vẫn lưu luyến như phải chia tay với người thân ở bến đò xưa. Nhưng cũng không thể miên man mãi với hình ảnh nhà Gươl, những dư âm của buổi cồng chiêng đêm qua... vì phía trước chúng tôi còn là con đường nổi tiếng tiềm ẩn những mối hiểm nguy từ dốc cao, những khúc cua "cùi chỏ", cả những tình huống sạt lở núi cũng không phải là hiếm xảy ra… Thế nên, mọi sự xao nhãng và mất tập trung khi lái xe đều có thể nguy hiểm khôn lường.

Qua hết đường đèo, đất trời mở rộng, đã xuất hiện lác đác bản làng đồng bào dân tộc Tà Ôi, Pa Cô bên cạnh những cánh đồng xanh um xa tít tắp giữa hai dãy núi trùng điệp - một án ngữ hướng tây là biên giới Việt - Lào…, một nằm hướng đông chạy ngược ra bắc và tỏa nhiều nhánh về đồng bằng. Từ đây bắt đầu vào địa phận huyện vùng cao biên giới A Lưới - một địa danh mà khi nhắc tới người ta nhớ ngay từng là vùng căn cứ quân sự gắn liền với những trận đánh khốc liệt, tiêu biểu là trận giao tranh nổ ra vào tháng 5.1969 trên cao điểm 937m của đồi A Bia trong thung lũng A Sầu gần biên giới Việt - Lào. Với giới báo chí Mỹ lúc ấy gọi A Bia là "Đồi thịt băm" hoặc "cối xay thịt người" để miêu tả mức độ ác liệt và thương vong cao dưới bom đạn.

Không gian lễ hội mang tính tâm linh của người Cơ Tu, nếu nam trong động tác múa Tơntúng hùng dũng, phụ nữ sẽ dịu dàng trong vũ điệu dadăq

Từ vùng đất hoang tàn, cằn cỗi và nhiễm chất độc dioxin, giờ đây, huyện vùng cao biên giới A Lưới đã đổi khác rất nhiều so với những gì tôi đã chứng kiến trong chuyến đi đầu tiên cách đây 10 năm. Phố xá khang trang, khu dân cư mái ngói đỏ mọc san sát dưới hàng cây xanh thẳng tắp trông rất bề thế, chẳng kém cạnh miền xuôi. Và trên địa bàn huyện có 2 cửa khẩu quốc gia là A Đớt - Tà Vàng, Hồng Vân - Cu Tai thông với nước bạn Lào, tạo điều kiện thuận lợi cho hai nước giao thương, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ở khu vực biên giới.

Chỉ đáng tiếc là đồi A Bia, dù nay đã được Bộ VH-TT-DL xếp hạng di tích quốc gia vào năm 2021 nhưng một thực tế là số khách du lịch đến đây vẫn ở mức khiêm tốn. Nguyên nhân chính do sự đầu tư di tích còn khá đơn điệu, không nói lên được bối cảnh cuộc chiến tàn khốc đã qua. Thế nên, để phát triển du lịch, thu hút khách lưu trú dài ngày, ngành du lịch địa phương cần đầu tư, phục dựng đồi A Bia và sân bay A So một cách chân thực như thời chiến. Ngoài ra, kiến thiết nhiều sản phẩm du lịch, tập trung khai thác ba loại hình chính sẵn có: tham quan hệ sinh thái rừng cùng thượng nguồn các con sông Đakrông, Bồ, sông Hương, tìm hiểu giá trị bản sắc dân tộc Tà Ôi, Pa Cô và hoài niệm về chiến trường xưa...

công cụ cập nhật địa chỉ các dịch vụ và shop bán hàng trên toàn lãnh thổ Việt Nam hoàn toàn miễn phí.

Chất lượng không khí ở mức chấp nhận được. Tuy nhiên, một số chất gây ô nhiễm có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của những người nhạy cảm với không khí bị ô nhiễm