Tình Hình Suy Thoái Kinh Tế Hiện Nay

Tình Hình Suy Thoái Kinh Tế Hiện Nay

Suy thoái kinh tế là điều không một quốc gia nào mong muốn xảy ra. Tuy nhiên, không thể đảm bảo chắc chắn rằng nền kinh tế của một quốc gia nào đó sẽ không bao giờ bị suy thoái. Nền kinh tế suy thoái sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tới xã hội. Vậy suy thoái kinh tế là gì? Biểu hiện, nguyên nhân, ảnh hưởng như thế nào?

Suy thoái kinh tế là điều không một quốc gia nào mong muốn xảy ra. Tuy nhiên, không thể đảm bảo chắc chắn rằng nền kinh tế của một quốc gia nào đó sẽ không bao giờ bị suy thoái. Nền kinh tế suy thoái sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tới xã hội. Vậy suy thoái kinh tế là gì? Biểu hiện, nguyên nhân, ảnh hưởng như thế nào?

Tại Việt Nam tình hình kinh tế ảnh hưởng đến mức lương người lao động ra sao?

Căn cứ theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về mức lương tối thiểu như sau:

Theo quy định trên mức lương tối thiểu của người lao động Việt Nam hiện nay được điều chỉnh dựa trên các tiêu chí nêu trên trong đó có căn cứ tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Theo đó việc suy thoái sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh kế từ đó cũng sẽ ảnh hưởng đến việc điều chỉnh mức lương tối thiểu của người lao động sao cho phù hợp hơn với tình hình thực tế.

Suy thoái kinh tế ngành nào hưởng lợi?

Có thể thấy, khi nền kinh tế suy thoái, cung và cầu đều sụt giảm, tất cả các ngành nghề đều bị ảnh hưởng do không đủ nguyên liệu sản xuất, không bán được hàng, giảm doanh thu… Tuy nhiên vẫn có những lĩnh vực không thể cắt giảm hoàn toàn cho dù kinh tế kiệt quệ đến đâu. Đó chính là y tế và năng lượng.

Trong khi chỉ số các ngành đều đỏ lửa trên bảng điện thì số liệu của ngành y tế và năng lượng lại ít có sự sụt giảm, đứng im hoặc xanh. Vì là lĩnh vực đặc thù không thể cắt giảm nên các doanh nghiệp y tế và năng lượng không chịu ảnh hưởng nặng nề do suy thoái.

Như vậy, kinh tế suy thoái thì nên đầu tư gì? Trong điều kiện kinh tế suy thoái, mọi người đều thu hẹp hoặc cắt giảm đầu tư, vẫn có một số lĩnh vực hưởng lợi, nhà đầu tư nên cân nhắc như sau:

Dấu hiệu suy thoái kinh tế là gì?

Nền kinh tế suy thoái thường có dấu hiệu gì? Làm thế nào để nhận biết? Dấu hiệu nhận biết suy thoái kinh tế có rất nhiều, tuy nhiên chúng không xuất hiện đồng loạt trong tất cả các kiểu suy thoái. Dưới đây là những dầu hiệu thường gặp nhất.

Đường cong lãi suất trái phiếu Yield Curve được nhiều nhà kinh tế sử dụng để dự đoán suy thoái kinh tế. Đây là đường cong thể hiện các mức lãi suất khác nhau của các khoản vay giá trị ngang nhau và kỳ hạn khác nhau. Lạm phát đã khiến đường cong này thay đổi, cụ thể:

Ví dụ: Cuộc suy thoái kinh tế Mỹ gần đây nhất thể hiện rõ rệt qua đường cong lãi suất trái phiếu có dầu hiệu đảo ngược, tăng trưởng kinh tế giảm. Nguyên nhân là do lạm phát tăng nhanh, lãi suất trái phiếu ngắn hạn lại cao hơn lãi suất trái phiếu dài hạn.

Khi nền kinh tế suy thoái, dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là thay đổi trong hoạt động tín dụng, cụ thể là hoạt động các ngân hàng. Chính sách cho vay được thắt chặt, điều kiện cho vay khó khăn hơn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn hơn trong việc vay vốn.

Các ngân hàng làm như vậy vì họ nhận thấy những rủi ro cao của khoản vay trong tương lai trong điều kiện nền kinh tế suy thoái. Khi đó, những doanh nghiệp vừa và nhỏ chịu ảnh hưởng nhiều nhất, không đủ vốn duy trì hoạt động, số lượng khách hàng giảm, hoạt động kinh doanh gặp khó khăn, thậm chí đình trệ và phá sản.

Trong hoàn cảnh nền kinh tế suy thoái, vật giá leo thang, xung đột và chiến tranh xảy ra, tâm lý mọi người sẽ dè dặt hơn trong việc chi tiêu và đầu tư. Thời gian dài, nhu cầu thị trường sẽ giảm, ảnh hưởng xấu tới tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp.

Suy thoái kinh tế khiến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn. Lúc này, việc cắt giảm nhân viên, giảm lương có thể được áp dụng. Số lượng người thất nghiệp tăng lên, lương giảm mà chi tiêu tăng do lạm phát khiến nguy cơ nợ xấu gia tăng.

Nợ xấu không dừng lại ở cá nhân mà còn có thể xảy ra với Chính phủ. Tình trạng thiếu vốn, thiếu nguyên liệu sản xuất khiến Chính phủ phải đi vay của quốc gia khác. Nếu nền kinh tế không chuyển biến tốt thì khoản vay này sẽ trở thành nợ xấu của quốc gia.

Nền kinh tế phát triển không tốt, các doanh nghiệp phải thu hẹp hoạt động sản xuất. Điều này dẫn tới tình trạng cắt giảm người lao động, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Số lượng người hưởng trợ cấp thất nghiệp vì thế mà gia tăng. Đây đều là các biểu hiện của sự suy thoái của kinh tế.

Nếu tình trạng người lao động bị giảm lương gia tăng, các công ty không tuyển thêm lao động trong thời gian dài, thu nhập của người dẫn sẽ giảm. Khi đó kéo theo GDP quốc nội giảm. Đây là mầm mống của một cuộc suy thoái kinh tế sắp xảy ra.

Ngoài 5 yếu tố trên, khi xác định nền kinh tế có bị suy thoái hay không còn dựa vào 2 chỉ số sau:

Suy thoái kinh tế ảnh hưởng người lao động ra sao?

Suy thoái kinh tế có ảnh hưởng lớn đối với người lao động và cộng đồng lao động nói chung. Dưới đây là một số cách mà suy thoái kinh tế có thể ảnh hưởng đến người lao động:

Thất nghiệp: Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, doanh nghiệp thường giảm sản xuất và cắt giảm chi phí, dẫn đến thất nghiệp tăng cao. Người lao động có thể mất việc làm hoặc gặp khó khăn trong việc tìm việc mới.

Giảm thu nhập: Với sự suy thoái kinh tế, doanh nghiệp thường giảm lương hoặc không tăng lương cho nhân viên. Điều này có thể dẫn đến giảm thu nhập cho người lao động.

Giảm quyền lợi: Trong nỗ lực để tiết kiệm chi phí, các doanh nghiệp có thể cắt giảm các quyền lợi và phúc lợi cho nhân viên, như bảo hiểm y tế, nghỉ phép, và các chương trình khuyến mãi.

Suy thoái trong thị trường lao động: Trong thời kỳ suy thoái, việc làm trở nên hiếm hoi và cạnh tranh khốc liệt. Điều này có thể làm cho người lao động phải đối mặt với sự khó khăn khi tìm kiếm việc làm và có thể chấp nhận điều kiện làm việc kém hơn.

Tác động tâm lý: Suy thoái kinh tế có thể gây ra căng thẳng và lo lắng cho người lao động, đặc biệt là những người bị thất nghiệp hoặc đối mặt với sự không chắc chắn về tương lai.

Tuy nhiên, chính phủ và tổ chức xã hội thường đưa ra các biện pháp nhằm giúp người lao động trong thời kỳ suy thoái kinh tế, như trợ cấp thất nghiệp, đào tạo lại nguồn nhân lực, và các chính sách hỗ trợ. Đồng thời, sự phục hồi của nền kinh tế sau sụy thoái cũng sẽ tạo ra cơ hội mới cho người lao động.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Nguyên nhân xảy ra suy thoái kinh tế

Nhiều tranh cãi nổ ra xung quanh việc xác định đâu là nguyên nhân dẫn tới suy thoái kinh tế. Tuy nhiên đều thống nhất rằng, suy thoái kinh tế diễn ra do cả nguyên nhân từ bên trong và từ bên ngoài hay từ cả yếu tố chủ quan và khách quan.

Theo các nhà kinh tế học thuộc chủ nghĩa Keynes, tình trạng suy thoái của nền kinh tế chủ yếu do các nguyên nhân bên ngoài như chiến tranh, thời tiết và giá dầu (giá nhiên liệu). Tất cả các yếu tố này đều tác động khiến nền kinh tế suy thoái hoặc tăng trưởng trong ngắn hạn.

Với trường phái kinh tế học Áo, suy thoái kinh tế xảy ra chủ yếu do cung tiền tệ tăng gây ra tình trạng lạm phát. Họ cũng cho rằng, suy thoái là một chu kỳ kinh tế tất yếu phải xảy ra theo cơ chế tự nhiên để sửa chữa lại việc sử dụng các nguồn lực kinh tế không hiệu quả trong thời kỳ tăng trưởng trước đó.

Sự quản lý tiền tệ yếu kém của chính phủ là nguyên nhân gây suy thoái kinh tế theo quan điểm của các học giả theo thuyết tiền tệ. Những thay đổi về cơ cấu kinh tế chỉ là nguyên nhân thứ yếu mà thôi.