Truyện Viết Về Thiếu Nhi

Truyện Viết Về Thiếu Nhi

Thần HERMES (Thần thoại La Mã gọi là Mercury) là sứ giả đưa tin của các vị thần và là người dẫn đường cho các linh hồn sau khi chết xuống địa phủ. Bản tính Hermes vốn hiếu động thông minh từ nhỏ. Chàng từng giúp đỡ các anh hùng Odysseus và Perseus trong những cuộc đi săn của họ.

Thần HERMES (Thần thoại La Mã gọi là Mercury) là sứ giả đưa tin của các vị thần và là người dẫn đường cho các linh hồn sau khi chết xuống địa phủ. Bản tính Hermes vốn hiếu động thông minh từ nhỏ. Chàng từng giúp đỡ các anh hùng Odysseus và Perseus trong những cuộc đi săn của họ.

Kể chuyện bé nghe: Câu chuyện con cừu đen kêu be be

Ngày xửa ngày xưa, có một con cừu đen sống trong một ngôi nhà nhỏ. Cứ đến mùa xuân, con cừu đen lại tự cạo sạch lông của mình và đem ra chợ bán cho những người muốn làm quần áo ấm.

Một năm nọ, con cừu đen nhận thấy rằng dường như không ai còn chuộng lông cừu đen nữa. Do đó, số lông cừu mà nó còn lại khá nhiều. Dù vậy, nó không muốn lãng phí số lông này nên đã quyết tâm bán tiếp. Hôm đó, chẳng có ai muốn mua lông của nó cả nên con cừu đen mang số lông ấy về nhà. Ngày hôm sau, nó lại mang ra bán tiếp nhưng mọi chuyện cứ diễn ra y như hôm trước. Và hôm sau, hôm sau nữa cũng y như vậy.

Một ngày nọ, khi con cừu đen đang ngồi buồn rầu với số lông của mình, có một cậu bé chạy lại và hỏi nó có bán số lông này không. Nghe hỏi, con cừu đen vô cùng mừng rỡ và nói có. Cậu bé chạy đến chỗ bố mẹ mình thông báo có chỗ bán lông cừu. Họ cùng nhau đến chỗ con cừu và ngỏ ý muốn mua hết toàn bộ số lông. Họ cho biết mình đến từ ngôi làng kế bên và đã tìm kiếm rất nhiều nơi để tìm mua lông cừu đen nhưng không có chỗ nào bán cả.

Ngày hôm ấy, con cừu trở về nhà và cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi những cố gắng của nó đã được đền đáp xứng đáng.

Ý nghĩa của câu chuyện khi bạn kể chuyện bé nghe: Hãy cố gắng, kiên trì và không bao giờ bỏ cuộc, có ngày con sẽ thành công.

Truyện thiếu nhi: Vịt con và Gà con

Đây là câu chuyện về tình bạn đẹp giữa gà con và vịt con. Mẹ nên tham khảo và kể chuyện bé nghe, mẹ nhé!

Vịt mẹ bận đi chợ xa nên gửi vịt con cho gà mẹ chăm sóc. Gà mẹ gọi gà con ra chơi cùng vịt con. Sau khi xin phép mẹ, gà con dẫn vịt con ra sau vườn tìm giun ăn. Gà con nhanh chân chạy đi trước, vịt con lạch bạch chạy theo sau.

Thấy vịt con chậm chạp, gà con tỏ vẻ không thích. Khi ra đến vườn, gà con dùng chân bới đất tìm giun ăn. Trong khi đó, chân của vịt con có màng nên không bới đất được, loay hoay một hồi lại khiến đất bị nén xuống khiến gà con không tìm giun được. Thế là, gà con tức giận quát vịt con:

– Bạn không biết bới đất gì cả! Bạn đi chỗ khác chơi đi, để tôi bới một mình tôi!

Vị con nghe vậy cũng buồn, bèn bỏ ra bờ ao tìm tép ăn. Ngay khi vịt con vừa đi, một con cáo nấp trong bụi rậm thấy gà con đang tìm giun một mình bèn nhảy ra vồ gà con. Gà con sợ quá vội vàng chạy ra bờ ao, vừa chạy vừa kêu “Chíp! Chíp!”. Vịt con đang lặn ngụp tìm tép, nghe tiếng gà con vội lướt nhanh ra sát mép bờ, kịp thời cõng được gà con bơi ra giữa ao. Cáo chạy đến bờ ao thấy gà và vịt đã ở ao sâu, chờ mãi không được nên đành bỏ đi.

Nhờ có đôi chân có màng của vịt con mà gà con thoát nạn. Lúc này, gà con mới hối hận và xin lỗi vịt con. Vịt con không giận gà con mà con mò tép cho gà con ăn cùng.

Ý nghĩa của câu chuyện khi bạn kể chuyện bé nghe: Đừng coi thường người khác dù người đó không có thế mạnh giống như con, vì mỗi người có điểm mạnh, điểm yếu riêng. Khi chơi với bạn bè, quan trọng là tấm lòng giúp đỡ nhau, không vì điểm khác biệt mà coi thường, ghét bỏ nhau.

Thông qua 20 mẫu truyện thiếu nhi này, bạn có thể sử dụng chúng để kể chuyện bé nghe mỗi đêm trước khi ngủ. Việc kể chuyện mỗi tối sẽ mang lại nhiều lợi ích và ý nghĩa, bé sẽ rất vui và hạnh phúc nếu bố và mẹ cùng nhau kể chuyện cổ tích bé nghe.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Đó là những lời chia sẻ của Mỹ Dung, người phụ nữ gắn với rất nhiều danh xưng. Cô là chuyên gia truyền thông và đồng sáng lập tổ chức Ruy Băng Tím nhằm nâng cao nhận thức về bệnh ung thư, là tác giả sách tranh thiếu nhi với nhiều đầu sách được xuất bản, là người điều hành doanh nghiệp… Ở độ tuổi 30, Mỹ Dung đã kịp nếm trải những thành tựu lớn lao, khi bộ sách Ung thư – Tin đồn và sự thật do tổ chức Ruy Băng Tím của cô biên soạn vừa được trao giải thưởng sách Quốc gia, nhiều đầu sách thiếu nhi do cô viết đã được các bạn đọc nhỏ đón nhận nhiệt tình, chưa kể vai trò “cô giáo Hán cổ” cũng nhận được sự quý trọng của nhiều bạn trẻ và đang góp một phần nhỏ vào việc lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống đến với cộng đồng.

Cùng lúc đó, cô đã nếm trải cả hương vị của thất vọng, của những khoảnh khắc không biết mình nên bước tiếp như thế nào. Trải nghiệm phong phú đó của Dung cho cô sự thấu hiểu lớn lao với những người có nhiều tài năng, khát vọng nhưng vẫn băn khoăn tìm kiếm một bệ đỡ thực sự cho thế giới tinh thần của họ. Trong rất nhiều lựa chọn cho điểm tựa giữa hoang mang, Dung tin vào vai trò của sách dành cho mọi người, nhưng đặc biệt là với người trẻ và thiếu nhi.

Kể chuyện bé nghe: Chén canh hẹ và tấm lòng hiếu thảo

Ngày xưa, có một người con rất có hiếu nhưng không may mắc tội oan, bị giam vào tù không cho ai thăm hỏi. Một ngày nọ, người mẹ nấu canh hẹ nhờ chủ ngục đưa hộ vào cho người con.

Trong tù, người con nhận được chén canh hẹ mà không ăn, chỉ bật khóc nức nở. Chủ ngục thấy vậy bèn hỏi lý do vì sao anh không ăn mà lại ngồi khóc. Người con trả lời:

– Tôi còn mẹ già ở nhà. Mẹ tôi mỗi khi nấu canh hẹ thường lấy thước đo từng tấc để món canh trông bắt mắt. Nay tôi nhìn thấy chén canh hẹ này, tôi biết rằng mẹ tôi đã phải thức khuya dậy sớm đo từng cọng hẹ để nấu canh cho tôi, rồi phải lặn lội từ nhà đến tận đây để mang canh cho tôi ăn và thăm tôi, mà tôi lại không được ra thăm mẹ. Trong lòng tôi xót thương mẹ sao ăn cho đặng.

Chủ ngục nghe thấy bèn thương tình, trình lên cho quan chuyện vừa xảy ra. Quan thiết nghĩ, một người có hiếu như vậy há chăng lại làm điều phạm pháp? Thế là, quan cho xét lại án, thì đúng thật là người con đã bị oan, nên được thả ra. Hai mẹ con được sum vầy hạnh phúc.

Ý nghĩa của câu chuyện khi bạn kể chuyện bé nghe: Con cái phải hiếu thảo với cha mẹ. Đó là nét đạo đức làm nên con người tốt đẹp. Ngoài ra, cần xem xét lại những quyết định của bản thân; để đánh giá và nhìn nhận đúng bản chất con người, sự vật, sự việc xung quanh.

Kể chuyện bé nghe: Câu chuyện dê và cáo

Trong một khu rừng nọ, có một con sư tử rất hung bạo, sống trong một cái hang lớn và chứa nhiều thức ăn. Một hôm, con sư tử đi ra khỏi hang. Nhân lúc đó, một con cáo đã lẻn vào và ăn tất cả thức ăn có trong hang. Con cáo nghĩ: “Ước gì ngày nào mình cũng được ăn uống no say như thế này”.

Sau khi đánh chén no nê, cáo đi dạo xung quanh và tận hưởng cảm giác lâng lâng khi mới ăn một bữa ngon lành. Đột nhiên, con cáo bất ngờ té xuống. Khi hoàn hồn lại, con cáo phát hiện ra rằng mình đã rơi xuống một cái giếng sâu nhưng không có nhiều nước.

Lúc đầu, cáo rất tức giận với bản thân và tự trách tại sao mình lại không cẩn thận như vậy. Sau đó, nó cố gắng leo ra ngoài nhưng không thành công. Bỗng nhiên, cáo nghe thấy một giọng nói từ trên vọng xuống: “Cậu đang làm gì ở đó vậy?”. Cáo ngước lên nhìn và nhận ra rằng đó là con dê. Mừng quá, cáo nói: “Cậu biết không, tớ ở làng kế bên nhưng đang gặp hạn hán. Do đó, tớ phải nhảy xuống đây để lấy nước uống”.

Nghe vậy, dê nhảy xuống giếng ngay lập tức. Lợi dụng điều đó, cáo đã nhanh chóng dựa vào những cái sừng dài của dê để leo lên khỏi giếng. Cáo quay lại nói: “Cậu thật ngốc. Nếu có hạn hán, thì những con chim đã thông báo với muông thú trong rừng rồi”.

Ý nghĩa của câu chuyện khi bạn kể chuyện bé nghe: Không bao giờ tin tưởng ai đó một cách mù quáng.