Ngày 8/6, Tổng chưởng lý Australia Mark Dreyfus tuyên bố trong tuần tới, chính phủ nước này sẽ ban bố luật để hình sự hóa việc trưng bày công khai các biểu tượng thù hận của Đức Quốc xã.
Ngày 8/6, Tổng chưởng lý Australia Mark Dreyfus tuyên bố trong tuần tới, chính phủ nước này sẽ ban bố luật để hình sự hóa việc trưng bày công khai các biểu tượng thù hận của Đức Quốc xã.
Vào đầu thập niên 60 chúng ta lí giải tượng kỳ qua những biểu hiện thực chiến hơn là phán đoán, những sát phạt tương tàn hơn là thẩm hình độ thế. Hơn nữa hai kỳ thủ của trận đấu lại là những thanh thiếu niên tràn đầy năng lượng và sôi động.
Các ván cờ vẫn tiếp tục cập nhật và bổ xung, mọi góp ý về ván cờ vui lòng để lại comment dưới bài viết!
Trong bố trí ở Khai cục, Dương bằng một thế trận mạnh mẽ cầm chắc nước Tiên, không có khe hở để đối phương có thể đánh được. Chỉ vì thứ tự một nước cờ bị đảo lộn, cuối cùng đã bị đổi chỗ công – thủ trong toàn bộ ván cờ.
Tôi cho rằng có thể do tuổi tác đã cao, không đúng với trình độ vốn có, không thể lấy sự thành bại ngẫu nhiên để bàn luận anh hùng. Một mặt khác, Hồ đã sáng tạo được “chiêu” mới trong kiểu mới, từ đầu đến cuối không rơi vào cách giải cũ, phong cách chiến đấu linh hoạt nhiều biến đổi. Đánh giá về ông lại càng không thể dựa vào một ván cờ…
Tổng hợp những ván cờ hay, chọn lọc của Hồ Vinh Hoa từ khi ông tham gia giải vô địch cờ tướng trung quốc đến nay. Dưới góc nhìn là một fan hâm mộ Hồ và trình độ cờ còn hạn chế bởi vậy mình chủ yếu là tổng hợp lại, chọn lọc những ván cờ hay và thêm một chút bình giải. Nếu bạn nào thấy chưa đúng, lỗi lầm hay thiếu sót mong các bạn góp ý và thông cảm cho. Rất mong các bậc cao minh chỉ giáo thêm!
Đây là 60 ván cờ trong sự nghiệp chơi cờ của Vinh Hoa, những ván cờ hay, chọn lọc ra nhằm mục đích chia sẻ, học hỏi, nghiên cứu cùng những bạn đam mê với bộ môn cờ tướng.
– Phản cung mã chuyên tập (反宫马专集)
– Hồ Vinh Hoa bình luận các ván cờ của mình (胡荣华象棋自战解说谱)
– Hồ Vinh Hoa Phi Tượng cục (胡荣华飞相百局)
– Hồ Vinh Hoa đối cục tuyển (胡荣华对局集), viết chung với Từ Thiên Lợi.
Ván cờ đầu tiên là Hồ đánh mới khi 13 tuổi trận đấu bắt đầu vang danh làm nên tên tuổi của Thuận Pháo Vương – Hồ Vinh Hoa. Các trận đấu tiếp theo ông lần lượt hạ gục các cây đại thụ lớn như: Thần đồng Lý Nghĩa Đình, Ma kỳ Vương Quan Lân, Triệu Quốc Vinh…
Đẩy tốt 7 lên cướp tiên là bố cục bình phong mã mà Hồ vinh Hoa ưa chuộng nhất hồi niên thiếu. Lí do vì lúc đó công lực tàn cuộc của ông còn hơi yếu, nên “tốt khoe xấu che”. Đặt nặng nghiên cứu cho đến khi bước vào trung cục bắt đầu dẫn tới phức tạp, chiến đấu kịch liệt rồi thẩm định cục diện. Trong ván này nếu nước thứ 2 Hồ không đi tốt 7 mà đi mã 2 tấn 3, thì nhường quyền lựa chọn cho đỏ tấn tam binh hay thất binh.
Nói một cách tương đối vào thời gian này tiểu Hồ thường không nhượng quyền cho đối phương lựa trung pháo tam binh bố cục. Nhược bằng nước thứ 2 đỏ không nhảy mã mà tấn tam binh, xe 9 bình 8, mã nhị tấn tam, pháo 2 bình 5 Hồ sẽ sử dụng bán đồ liệt thủ pháo ứng chiến. Những bố cục quen thuộc này phải thật nhuần nhuyễn. Chỉ gần 15 tuổi Hồ vinh Hoa đã am tường thuận pháo, bán đồ liệt thủ pháo và quá hà xa đối bình phong mã cấp 2, sau đó hạ sơn tranh giải toàn quốc.
Trong tác phẩm “Tam Quốc diễn nghĩa” của nhà văn La Quán Trung có 1 đoạn truyền thuyết miêu tả về việc danh tướng Quan Vũ của Lưu Bị, một đao chém bay đầu đại tướng Hoa Hùng của Đổng Trác, mà chén rượu trong tay của Tào Tháo vẫn còn nóng. Thần dũng vô địch thiên hạ của Quan Vũ gây chấn động 18 lộ chư hầu. Thực giả của việc này thế nào, hậu thế chưa thể xác minh được.
Nhưng tại thập niên 70, chuyện Hồ Vinh Hoa tính toán sát lộ xong mà bát canh vẫn còn nóng thì có không ít nhân sĩ trong giới cờ có thể làm chứng. Nếu như các bạn không tin, thì có thể xem một trong những đoạn ký thuật mắt thấy tai nghe của Bàng Tiểu Dư tiên sinh, để cùng nhau ôn lại giai đoạn đỉnh cao của Hồ Tư Lệnh, làm nên giai thoại “Khoảng tiếu đàm. Quân giặc tro tiêu khói diệt”.
Giải cúp Ngũ Dương lần thứ 14 năm 1998. Đến vòng thứ 5, gặp phải kỳ vương đương thời là Hồ Vinh Hoa. Lại nói Hồ đại sư, vòng đầu đánh hòa với “Đông Phương Điện Não” Liễu Đại Hoa, vòng kế lại bị “Giang Đông Tuấn Kiệt” Từ Thiên Hồng đánh bại, vòng thứ 3 được miễn, vòng bốn đánh hòa “Tiểu Đông Bắc Hổ” Triệu Quốc Vinh, một thân bản lĩnh lại không thi thố được tý gì.
Trong tình trạng thua điểm tích lũy, Hồ đại sư đang cố vận hết công lực để ra đòn quyết định nha! Ván này tuy là ông đi sau, nhưng vẫn một mực biến trận, phải nói là tinh thần cực kỳ đáng khen. Nhưng mà trên đấu trường lúc nào cũng vậy: trong lòng càng gấp thì lại càng khó phát huy được trình độ như bình thường. Bàn cờ này, Hồ đại sư sức cờ phát huy không được bình thường, ngoại trừ đang trong tình trạng thất vọng mà phần lớn còn do tâm lý không thể ổn định
– Trong thời kỳ cách mạng văn hóa tại Trung Quốc, cờ tướng bị cấm chơi vì vậy để thỏa lòng đam mê ông đã luyện tập chơi “Cờ Mù“. Đây là phương pháp chơi cờ độc đáo mà rất hiệu quả.
– Sáng tạo ra các đấu pháp mới, thay đổi đấu pháp với các đối thủ khác nhau. Như vậy đối thủ không thể bắt bài chiến thuật của ông, cũng khó có thể phòng trước những nước đi bất ngờ, tấn công sắc bén.
– Nghiên cứu những nước đi cũ, khám phá ra các biến mới. Đây là điều quan trọng khi chơi cờ tướng, khi bạn tìm được một lối đi riêng cho mình.
– Khi đi trước thường thủ chắc như “Phi Tượng Cục” khi đi sau thường khai cuộc bằng “Phản Cung Mã“.
Đây là ván cờ đỉnh cao giữa 2 danh thủ: HỒ VINH HOA và VƯƠNG GIA LƯƠNG trong Giải cá nhân cờ tướng nam toàn Trung Quốc 1965. Trong lần xuất chiến kỳ này, Hồ Vinh Hoa để lại cho người xem những ký ức khó phai về 1 trình độ xử lý ván cờ hết sức cao siêu và đáng để đời sau học tập.
Thời kỳ hoàng kim làm bá chủ làng cờ Trung Quốc của ông kéo dài từ năm 1960-1980, đứng vững ngôi vị số 1 liên tục trong 10 lần tổ chức giải, được xưng tặng biệt hiệu “Thập Liên Bá”. Trong mắt người hâm mộ cờ tướng Trung Quốc và Việt Nam, ông vẫn là 1 đỉnh cao, một tượng đài cờ tướng khó ai có thể chinh phục được.
“THUẬN THÚ KHIÊN DƯƠNG” hay còn gọi “Tiện Tay Dắt Dê”. Đây là một chiến lược nằm trong “tượng kỳ 36 kế” cần phải phán đoán được hình thế một cách chính xác, sau đó lựa chọn cơ hội đánh, đề phòng vì cái lợi nhỏ mà mất đi cái lợi lớn. Trong Tượng Kỳ các quân mạnh như Xa-Pháo-Mã được ví như “Hổ”, còn các quân nhỏ hơn như Chốt, Sĩ Tượng sức chiến đấu yếu nên thường ví như “Dê”.
Khi tấn công hoặc trong lúc phòng thủ tiện tay ăn Chốt hoặc Sĩ, Tượng của đối phương được gọi là “Tiện Tay Dắt Dê”. Đây là chiến lược ăn dần từng bước, mục đích là tích tiểu thành đại. Trong giao đấu thực chiến khi hai bên giằng co, thế cờ cân bằng chúng ta chưa thể khai thác được điểm yếu nên chọn chiến lược này.