Cuộc Đời Và Phong Cách Thơ Của Hàn Mặc Tử

Cuộc Đời Và Phong Cách Thơ Của Hàn Mặc Tử

Combo Đồ Da Cá Sấu: Túi + Giày + Ví + Nón + Thắt Lưng

Combo Đồ Da Cá Sấu: Túi + Giày + Ví + Nón + Thắt Lưng

Các tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Hàm Mặc Tử:

Tuy cuộc đời ngắn, nhà thơ Hàn Mạc Tử đã để lại một khối lượng tác phẩm rất lớn trong kho tàng văn học Việt Nam:

Ánh sáng khác thường Hàn Mặc Tử.

Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí sinh ngày 22/9/1912. Nhà thơ là một hiện tượng độc đáo có một không hai trong thi ca Việt Nam. Thơ của ông kế thừa sâu sác nền Hán học truyền thống, nhưng cũng đầy những tìm tòi sáng tạo mới mẻ, tiếp nhận và tiếp biến từ phương Tây.

Hàn Mặc Tử được xem là “vị chúa” trong “Trường thơ loạn”, không chỉ căn cứ vào “Tuyên ngôn thứ nhất” của trường thơ mà bởi lẽ vị chủ soái này đã trung thành trong sáng tác theo hướng điên loạn, đồng thời nhà thơ còn thể hiện tư tưởng sáng tác qua lời tựa trong hai tập thơ “Điêu tàn” của nhà thơ Chế Lan Viên và “Tinh huyết” của tác giả Bích Khê, cũng như trong lời bạt tập thơ “Một tấm lòng” của nhà thơ Quách Tấn.

Cuộc đời của Hàn Mặc Tử ngắn ngủi, thời gian dành cho thơ quá ít, nhưng thi sĩ Hàn Mặc Từ đã trở thành một tác giả độc đáo, đặc sắc với hồn thơ “kì dị” (Hoài Thanh, Hoài Chân), “bí ẩn” (Bích Thu), “lạ nhất” (Chu Văn Sơn)… như vậy phải nói rằng hiện tượng Hàn Mặc Tử đã vượt ra ngoài khuôn khổ, thoát khỏi biên độ của cái thông thường, trở thành cái khác thường, bước ra khỏi vòng nhân gian. Cuộc đời Hàn trở thành nguồn cảm hứng sáng tác cho nhiều loại hình nghệ thuật như: âm nhạc, hội họa, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh.

Trong đời sống và văn học, thi sĩ Hàn Mặc Tử không chỉ được quan tâm trong nước, sự nghiệp thơ Hàn trở thành một đối tượng nghiên cứu đầy mê hoặc và lôi cuốn, dẫn dụ bao tâm hồn dam mê thơ ca vào vườn thơ của người. Hơn bảy mươi năm qua, hiện tượng Hàn Mặc Tử đã là sự quan tâm đặc biệt và cho đến nay đã có hàng trăm công trình, bài viết lớn nhỏ, nhiều cuộc hội thảo trên nhiều bình diện: thi pháp học, phong cách học, ngôn ngữ học, văn hóa học,… về sự nghiệp văn chương của Hàn. Tuy nhiên, phải nói rằng những băn khoăn hoài nghi, những vỉa tầng sâu thẳm trong mỗi tập thơ vẫn còn đó, thi nhân và những sáng tạo của thi nhân vẫn ẩn sâu trong thế giới hư ảo.

Cuộc đời ngắn ngủi ở kiếp nhân gian nhưng Hàn đã đi một con đường thơ dài và tương đối trọn vẹn, từ thơ Đường luật với tập “Lệ Thanh thi tập” đến Thơ mới với những tập thơ: “Đau thương”, “Xuân như ý”; “Thượng thanh khí”; “cẩm châu duyên”; hai vở kịch “Duyên kì ngộ”, “Quần tiên hội”; tập thơ văn xuôi “Chơi giữa mùa trăng”… cái thú vị của thơ Hàn là còn mới hơn cả Thơ mới.

Trong số những thi phẩm trên tập “Đau thương” (Điên) đạt đến một giá trị nghệ thuật siêu việt, khắng định tên tuổi Hàn Mặc Tử sừng sững như ngày hôm nay. “Đau thương” có ba phần: “Hương thơm”; “Mật đắng”; “Máu cuồng và hồn điên”.

Một vài nét về tiểu sử nhà thơ Hàm Mặc Tử:

Nhà thơ Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí.

Ông sinh ngày 22-8-1912 tại làng Mỹ Lệ, Đồng Hới, Quảng Bình.

Cha ông là Phạm Chương, trong thời kỳ liên quan đến quốc sự, gia đình bị truy nã. Vì vậy, Hàn Mặc Tử đã mang tên khác để tránh bị bắt. Ông đã đi học ở nhiều nơi, bắt đầu từ trường Tiểu học Sa Kỳ vào năm 1920, sau đó là Quy Nhơn, Bồng Sơn vào năm 1921-1923 và Sa Kỳ vào năm 1924. Sau khi cụ thân ông qua đời năm 1926 tại Huế, Hàn Mặc Tử tiếp tục học tập tại trường Pellevin – Huế, do mẹ ông cho học. Năm 1930, ông chuyển đến Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và thôi học. Gia đình ông theo đạo Công giáo và ông được rửa tội tại Nhà thờ Tam Hòa với tên thánh là Phê Rô Phanxicô.

Tính tình của Hàn Mặc Tử hiền lành, giản dị, hiếu học và thích giao lưu với bạn bè trong lĩnh vực văn thơ. Bản thân ông có vóc dáng ốm yếu. Cha ông là Nguyễn Văn Toản làm thông ngôn và ký lục, nên gia đình ông thường di chuyển nhiều nơi, làm nhiều nhiệm vụ khác nhau.

Cuộc đời của Hàn Mặc Tử có liên quan đến bốn chữ “Bình”: sinh ra tại Quảng Bình, làm việc cho báo Tân Bình, có người yêu ở Bình Thuận và qua đời tại Bình Định. Hàn Mặc Tử được biết đến với nhiều mối tình, với nhiều người phụ nữ khác nhau, và tất cả đều để lại những dấu ấn trong tác phẩm văn thơ của ông. Trong số đó, có những người ông đã gặp, có những người ông chỉ giao tiếp qua thư từ, và có người ông chỉ biết tên như Hoàng Cúc, Mai Đình, Mộng Cầm, Thương Thương, Ngọc Sương, Thanh Huy và Mỹ Thiện.

Hồn thơ phức tạp và bí ẩn của Hàn Mặc Tử

Hàn Mặc Tử (1912 – 1940), tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, sinh tại Đồng Hới (Quảng Bình) trong một gia đình công giáo nghèo. Năm 14, 15 tuổi đã nổi tiếng là “thần đồng” thơ ở Quy Nhơn. Bắt đầu con đường thơ ca bằng thơ Đường luật, khi Thơ mới bùng nổ, ông chuyển sang sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn. Mắc bệnh phong khi đang ở độ phát triển rực rỡ nhất của tài năng (24 tuổi), Hàn Mặc Tử đã phải về Quy Nhơn chữa bệnh. Thời gian này ông vẫn tiếp tục làm thơ cho đến lúc mất tại trại phong Quy Hoà.

Sáng tác của Hàn Mặc Tử để lại không quá đồ sộ, gồm các tập thơ: “Lệ Thanh thi tập”, “Gái quê”, “Đau thương”. “Xuân như ý”, “Thượng thanh khí”, “Cẩm châu duyên” và các kịch thơ: “Duyên kỳ ngộ”, “Quần tiên hội”. Tuy nhiên, ấn tượng Hàn Mặc Tử tạo ra lại thật đậm nét. Có thể dùng từ lạ để miêu tả diện mạo nghệ thuật đặc trưng trong thơ Hàn.

Có lẽ, Hàn Mặc Tử là một trong số ít những nhà thơ mới mà “quá trình sáng tác đã đi một chặng đường dài từ cổ điển qua lãng mạn rồi từ lãng mạn chuyển nhanh sang tượng trưng, siêu thực” (Phan Cự Đệ). Điều này vừa có cơ sở sâu xa từ trong quan niệm về sáng tạo của Hàn – “tôi làm thơ tức là tôi phát điên” – và hơn nữa, từ nỗi bất hạnh tột cùng trong cuộc đời. Căn bệnh phong cướp đi của Hàn Mặc Tử quãng đời tuổi trẻ đẹp đẽ sôi nổi nhất, lạnh lùng ném thi sĩ yêu đời về một xóm vắng Bình Định, cách ly hẳn cuộc đời, rồi những đau đớn về thể xác chi phối mạnh mẽ đến sáng tác, đưa linh hồn Hàn Mặc Tử phiêu du nhiều khi đến những cõi nào, ngoài cõi người, xa lắm ….

Cái lạ trong thơ Hàn Mặc Tử vì thế biểu hiện trong cả nội dung và nghệ thuật thơ. Càng về những tập thơ cuối đời người ta càng thấy thơ Hàn Mặc Tử lạ lắm, trường liên tưởng nhiều khi phóng túng, đứt đoạn, đến mức nhiều bài thơ trở nên khó hiểu. Dường như Hàn không mấy quan tâm đến sự liên kết và dường như những tác phẩm cuối đời Hàn viết chỉ để cho mình, sáng tạo như một hành vi giải tỏa những ẩn ức, để chuẩn bị cho một chuyến phiêu lưu vĩnh viễn vào cõi “thượng thanh khí”…

Hệ thống thi ảnh trong thơ Hàn Mặc Tử cũng đan xen phức tạp, không thuần nhất, vừa thân thuộc, thanh khiết, thiêng liêng, cao cả vừa ghê rợn, ma quái, cuồng loạn; trong đó trăng, hoa, nhạc, hương chen lẫn hồn, máu, yêu ma… Thậm chí ngay trong cùng một hình ảnh cũng tự phân thân thành những dạng đối trọi, tương phản. Ví như trăng trong thơ Hàn có nhiều diện mạo, cũng có khi mang vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng:

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay?”

“Tơ trăng buông rèm trên muôn cành Tơ trăng vàng rung như âm thanh”

“Trăng nằm sóng soài trên cành liễu Đợi gió đông về để lả lơi”

Song cũng có lúc ma quái, rùng rợn:

“Gió rít từng cao trăng ngã ngửa, Vỡ tan thành vũng đọng vàng khô”

Tuy nhiên, đằng sau thế giới hình ảnh phức tạp kia vẫn hiện rõ một con người với tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế, dù có lúc linh hồn đã muốn rời bỏ thể xác để bay vào cõi siêu nhiên. Đây chính là căn cốt lành mạnh tích cực của thơ Hàn Mặc Tử.

Đi sâu vào thế giới nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử, điều thú vị, song không đơn giản, vì thế giới đó lạ lẫm và đầy bí ẩn đối với chúng ta. Ở đây, xin nói kỹ hơn về “Thơ điên” để làm căn cứ phân tích đặc trưng cái tôi Hàn Mặc Tử trong “Đây thôn Vĩ Dạ”.

“Thơ điên” là tên gọi ban đầu của một tập thơ được hoàn thành năm 1938, lúc này Hàn Mặc Tử đã lâm bạo bệnh. Sau này chính Hàn Mặc Tử đổi thành “Đau thương”, có lẽ để tránh hiểu lầm “điên” là một trạng thái bệnh lý (bệnh tâm thần). Thực ra cần hiểu, “điên” là một trạng thái sáng tạo khi người nghệ sĩ miên man trong một nguồn cảm hứng mãnh liệt, “điên” gần với trạng thái xuất thần, đồng thời “điên” cũng là một quan niệm thẩm mỹ độc đáo mà Hàn Mặc Tử ảnh hưởng từ văn học Pháp.

Lối “thơ điên” của Hàn Mặc Tử có những đặc trưng cơ bản như: điệu cảm xúc đặc thù là “đau thương” (vì thế mà Hàn Mặc Tử đổi tên tập thơ là “Đau thương” chăng?), chủ thể trữ tình là cái tôi li hợp bất định, kênh hình ảnh đặc thù là kì dị, mạch liên kết là dòng tâm tư bất định với những đứt – nối, lớp ngôn từ nổi bật là cực tả…