Luật Thuế Thu Nhập Cá Nhân Mới Nhất Pdf

Luật Thuế Thu Nhập Cá Nhân Mới Nhất Pdf

Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành, biểu thuế thu nhập cá nhân làm căn cứ tính thuế đối với cá nhân cư trú bao gồm: Biểu thuế lũy tiến từng phần và biểu thuế toàn phần. Chi tiết về từng biểu thuế thu nhập cá nhân được quy định như sau:

Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành, biểu thuế thu nhập cá nhân làm căn cứ tính thuế đối với cá nhân cư trú bao gồm: Biểu thuế lũy tiến từng phần và biểu thuế toàn phần. Chi tiết về từng biểu thuế thu nhập cá nhân được quy định như sau:

Bảng tính thuế thu nhập cá nhân

Căn cứ Chương 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế thu nhập cá nhân được tính như sau:

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân

Thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công

Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp =  Tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập

Số thuế tính theo từng bậc thu nhập = Thu nhập tính thuế của bậc thu nhập x Thuế suất tương ứng

Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế × Thuế suất 5%

Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế × Thuế suất 20%

Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán

Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần x Thuế suất 0,1%

Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng x Thuế suất 2%

Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại

Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế × Thuế suất 5%

Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế × Thuế suất 10%

Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế × Thuế suất 10%

Để hỗ trợ bạn đọc tính chính xác số thuế thu nhập cá nhân đối với khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công, LuatVietnam đã cho ra mắt hệ thống tính thuế thu nhập cá nhân online.

Chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn sẽ nhận được chính xác con số thuế thu nhập cá nhân mà mình phải nộp. Chi tiết các bước như sau:

Bước 1: Truy cập link sau: https://luatvietnam.vn/tinh-thue-thu-nhap-ca-nhan.html

Bước 2: Điền tổng thu nhập trong tháng mà bạn được nhận

Lưu ý: Khoản thu nhập này được xác định bằng tổng tiền lương, tiền công, thưởng trừ đi các khoản bảo hiểm bắt buộc bao gồm bảo hiểm xã hội (8% lương), bảo hiểm y tế (1,5% lương), bảo hiểm thất nghiệp (1% lương).

Bước 3: Điền số người phụ thuộc (nếu có).

Người phụ thuộc được hiểu là người mà cá nhân nộp thuế thu nhập cá nhân có trách nhiệm nuôi dưỡng bao gồm con dưới 18 tuổi; con đang theo học đại học, cao đẳng, trường nghề không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng/tháng; cha, mẹ ngoài độ tuổi lao động có thu nhập dưới 01 triệu/tháng;…

Xem thêm về điều kiện trở thành người phụ thuộc tại đây.

Bước 4: Xem kết quả về số thuế thu nhập cá nhân phải nộp.

Sau khi nhập đủ thông tin, chỉ mất vài giây, hệ thống sẽ trả tự động kết quả là số tiền thuế thu nhập cá nhân mà phải nộp mỗi tháng và giải thích rõ các bậc thuế và thuế suất tương ứng.

Trên đây là những cập nhật mới nhất về biểu thuế thu nhập cá nhân cùng bảng tính thuế thu nhập cá nhân. Nếu còn vấn đề vướng mắc liên quan đến thuế thu nhập cá nhân, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn chi tiết.

(Thanh tra) - Dù đã bộc lộ nhiều điểm bất hợp lý, đặc biệt là từ ngày 1/7/2024 lương tối thiểu tăng từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%); lương cho người nghỉ hưu tăng 15%, nhưng Luật Thuế thu nhập cá nhân vẫn chưa được đưa vào lộ trình sửa đổi, bổ sung?

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 26/2012/QH13 (áp dụng từ ngày 1/7/2013) quy định mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm); mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.

Ngày 2/6/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân (áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020). Theo đó, nâng mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm); mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Từ ngày 1/7/2024, lương tối thiểu được tăng từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%); lương cho người nghỉ hưu tăng 15%. Tuy nhiên, mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế và mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc vẫn giữ nguyên 11 triệu đồng/tháng và 4,4 triệu đồng/tháng.

Ông Nguyễn Tuấn Trung, một cán bộ công chức đang công tác ở quận Hoàn Kiếm cho biết, ông có một đối tượng thuộc mức giảm trừ gia cảnh, trước ngày 30/6/2024, ông chưa bao giờ phải nộp thuế thu nhập cá nhân, vì thu nhập của ông mỗi tháng được 15,5 triệu đồng.

“Từ ngày 1/7/2024, mức lương tối thiểu được nâng lên 2,34 triệu đồng/tháng, tuy nhiên, mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế và mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc vẫn giữ nguyên 11 triệu đồng/tháng và 4,4 triệu đồng/tháng, nên việc phải đóng thuế thu nhập cá nhân là điều không tránh khỏi”, ông Trung cho biết.

Như thường lệ, “nước nổi, bèo nổi”, lương tăng thì giá cả cũng tăng, thậm chí có thời điểm giá cả còn tăng trước lúc tăng lương. Chị Hoàng Thị Bình, một công chức đang công tác tại quận Đống Đa cho biết, từ 1/7/2024 bắt đầu tăng lương, nhưng trước khi Chính phủ tăng lương thì giá cả một số mặt hàng đã tăng rồi, việc tăng 30% lương có khi cũng chỉ đủ chi phí cho việc giá cả tăng. Trong khi đó, mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế và mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc vẫn giữ nguyên nên phải “gánh” thêm một khoản thuế thu nhập cá nhân.

Theo các chuyên gia kinh tế, việc thực hiện chính sách thuế thu nhập cá nhân có vai trò rất quan trọng để triển khai chính sách phân phối lại theo từng giai đoạn phát triển của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng với các nguồn thu khác, nguồn thu từ thuế thu nhập cá nhân đã tạo nên quỹ ngân sách Nhà nước để đáp ứng rất nhiều nhu cầu chi cho đầu tư phát triển, quốc phòng, an ninh, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo.

Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, mức giảm trừ gia cảnh như hiện nay không còn phù hợp với giá cả thực tế và chi phí cho nhu cầu cuộc sống. Bên cạnh đó, cách tính mức giảm trừ gia cảnh chỉ căn cứ vào biến động CPI là chưa đủ mà còn phải tính theo xu hướng phát triển nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Đến bao giờ Luật Thuế thu nhập cá nhân mới được sửa đổi? Ảnh: TQ

GS.TS Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội cho rằng, mặc dù thuế thu nhập nhân đã qua 3 lần điều chỉnh và chúng ta đã nâng được mức khởi điểm của đối tượng chịu thuế lên 11 triệu đồng. Tuy nhiên, mức giảm trừ gia cảnh của người phụ thuộc đang ở mức 4,4 triệu đồng/người. Có nhiều yếu tố để thấy mức này chưa phù hợp. Vì thu nhập bình quân đầu người cả nước hiện nay là hơn 4,6 triệu đồng/người/tháng. Trong khi đó, mức tiêu dùng ở mỗi vùng là khác nhau, chẳng hạn như thành phố với vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt, trong những năm qua, chúng ta đã phải kìm chế qua thời kỳ hậu COVID-19. Rất nhiều những hoạt động về giá cả phải kìm lại không tăng lên, ví dụ y tế, giáo dục, điện… thì đến lúc này chúng ta bắt đầu phải có sự điều chỉnh để đảm bảo hoạt động bình thường của xã hội. Nếu như ở khu vực thành phố, một đứa con đi học rõ ràng với mức giảm trừ người phụ thuộc 4,4 triệu đồng thì chưa đủ trang trải cho đứa trẻ đó. Rõ ràng, mức này là không hợp lý. Vì thế, rất nhiều ý kiến cho rằng đã đến thời điểm phải xem, điều chỉnh lại mức thu nhập cá nhân.

Theo Bộ Tài chính, Luật Thuế thu nhập cá nhân quy định CPI biến động hơn 20% so với thời điểm luật có hiệu lực thi hành, hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế cho rằng, quy định khi nào CPI biến động trên 20% thì mới xem xét điều chỉnh mức thu nhập chịu thuế là vô lý. Bởi vì, mức ngưỡng chịu thuế không chỉ có lạm phát tác động. Vấn đề lạm phát chỉ là một phần, còn đời sống của người dân ngày một nâng lên, mức sống bình thường của người dân cũng nâng lên, thì chúng ta phải lấy mức sống bình thường và trên mức sống bình thường mới đánh thuế thu nhập.

Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh không cần quy định ngưỡng CPI biến động trên 20% thì mới xem xét điều chỉnh mức đóng thuế thu nhập cá nhân. Vì lạm phát 5% của năm nay khác với lạm phát 5% của năm sau, không đồng mẫu. Do vậy, nếu cộng với nhau là điều vô lý. Nên chúng ta có thể đặt ra 2 năm xem xét lại một lần.

Từ ngày 1/7/2024, lương cơ sở tăng 30% người lao động rất trông chờ khi lương tăng lên, thu nhập cao hơn thì đời sống sẽ được nâng lên. Thế nhưng đồng thời việc đó là chúng ta thấy rằng, một loạt cá nhân trước đây thu nhập khoảng 8 - 9 triệu đồng/tháng, sau khi tăng thêm 30% sẽ lọt vào top phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Đương nhiên những người đó cảm thấy vừa mừng cũng vừa lo. Mừng là vì lần đầu tiên được đóng thuế thu nhập cá nhân cho Nhà nước. Nhưng mà lo là không biết mình đóng bao nhiêu và rồi cuộc sống của mình có được cải thiện nhiều hay không… Các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc chúng ta phải chỉnh sửa ngưỡng chịu thuế thu nhập cá nhân là cần thiết.

Bộ Tài chính là cơ quan được Chính phủ giao sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến ngành Tài chính, trong đó có Luật Thuế thu nhập cá nhân. Năm 2024, Bộ Tài chính đề xuất ban hành 1 luật sửa 7 luật trong lĩnh vực tài chính gồm: Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dự trữ quốc gia.

Bộ Tài chính cho biết, đang tiến hành rà soát, đánh giá các luật thuế; trong đó có Luật Thuế thu nhập cá nhân, dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến vào tháng 10/2025 và thông qua vào tháng 5/2026.

Theo lộ trình mà Bộ Tài chính đưa ra, nếu không có gì thay đổi, đến tháng 5/2026, Luật Thuế thu nhập cá nhân mới được Quốc hội thông qua.